một mình khi cố gắng hoàn thành việc khó khăn nào đó chưa?
Giáo sư Vygotsky nhận thấy trẻ thường tự nói rất nhiều khi chơi
trò giả định, ngay cả khi chơi với người khác. Ông gọi đây là hình
thức “độc thoại” và phát hiện ra rằng đó là những lúc trẻ đang tìm
cách thực hiện điều mình muốn cũng như khơi dậy sự hứng thú
cho bản thân. Đó là lý do vì sao trẻ cần phải được vui chơi trong
môi trường không cấm nói chuyện.
Giáo sư Vygotsky cũng chính là một trong những người đầu tiên
nhận thấy việc vui chơi của trẻ là sự phản ánh đặc tính thư giãn,
hưởng thụ cuộc sống của nền văn hóa. Khi tiếp thu những cách
xử sự trong xã hội tức là chúng ta đang tìm hiểu về tác động của
văn hóa lên mọi thứ. Ông đưa ra một ví dụ thú vị về hai chị em nọ
đang vui chơi. Trong ví dụ này, cả hai chị em đều đóng vai chị em
ruột với nhau và cố tìm cách hiểu xem mối quan hệ đó có nghĩa là
gì. Khi chơi, chúng làm sáng tỏ những nguyên tắc ngầm hiểu
như: “Đã là chị em thì không đánh nhau!”. Trẻ con khi chơi trò giả
định cũng đề ra các nguyên tắc và cứ thế tuân theo.
Thỉnh thoảng, trẻ dựng nên những pháo đài, chơi trò bắt giữ
những kẻ xấu để giải cứu thế giới. Cũng có lúc trẻ đóng vai những
bà tiên hoặc chỉ đơn giản bắt chước những hoạt cảnh hàng ngày
quen thuộc. Trong bảo tàng Please Touch Museum (tạm dịch: Cứ
chạm thoải mái) ở Philadelphia, trẻ con chìm ngập trong một siêu
thị giả bộ, nơi chúng tha hồ lấy hàng hóa trên kệ, đẩy các xe hàng
thu nhỏ và “trả tiền” trước khi rời khỏi siêu thị. Trong lúc mua
sắm, trẻ hình dung bản thân mình đang tuân thủ các nguyên tắc
xã hội.
Niềm vui còn đến từ việc đặt ra các nguyên tắc riêng của mình
trong trò chơi giả định. Nếu chú ý lắng nghe, bạn sẽ kinh ngạc
trước những gì trẻ biết được khi vui chơi. Chúng đề ra những giả
thuyết rất thú vị chỉ có thể có từ việc vui chơi đó. Chẳng hạn, con
gái có đóng vai công nhân xây dựng được không? Một người có
thể vừa làm bố vừa làm mẹ không? Đó là vì trẻ dưới 4 - 5 tuổi sẽ
không tin rằng một người có thể đảm nhận nhiều vai trò khác
nhau.
Giáo sư Vygotsky cho chúng ta thấy rằng trong trò chơi giả định,
223