tình huống tưởng tượng là điều hiển hiện, trong khi nguyên tắc
của trò chơi lại mang tính ngầm hiểu. Ngay cả khi chúng ta thấy
trẻ đang bắt chước những việc mà người lớn vẫn làm trong cuộc
sống thực tế thì thật ra, trẻ vẫn hiểu sự việc theo cách riêng của
mình.
Bạn hãy nghe lỏm khi trẻ đang chơi. Tuy việc đó không hay lắm
nhưng nếu muốn biết con bạn có thể chơi những trò phức tạp đến
mức nào, bạn buộc phải ranh mãnh chút xíu. Khi con bạn đang
say sưa chơi trò tưởng tượng, đấy là lúc bạn tiến hành “theo dõi”
trẻ. Con bạn có nói to không? Bé nói những gì? Bé có suy nghĩ thật
lâu trước khi nói không? Điều bé nói là vì quyền lợi của bản thân
hay vì quyền lợi của nhân vật mà bé đang “nhập vai”? Bé có áp
dụng những nguyên tắc giao tiếp thường ngày vào trò chơi
không? Ví dụ, khi trẻ chơi trò đến tiệm thức ăn nhanh
McDonald’s, hay tưởng tượng đi xe buýt, bạn hãy lắng nghe xem
bé có nghĩ ra kịch bản trước không? Hãy chú ý những khoảnh
khắc bé bắt chước y hệt người lớn khi giao tiếp với những nhân
vật tưởng tượng!
Để có thể tạo nên những kịch bản như thế, trẻ phải có trí nhớ tốt
và khả năng đảm nhận nhiều vai khác nhau, đồng thời tự tạo ra
cốt truyện hẳn hoi. Đây chính là cột mốc quan trọng, đánh dấu
thời điểm bắt đầu sự giao thoa giữa quá trình phát triển kỹ năng
giao tiếp xã hội với quá trình phát triển trí tuệ.
Vui chơi giúp phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội
Một lợi ích to lớn khác của việc vui chơi là giúp trẻ vượt qua
những biến cố tình cảm. Trẻ con thường rất “nghiêm túc” trong
lúc chơi trò giả định của mình nên thường sẵn sàng xua đuổi
những người lớn nào làm gián đoạn cuộc chơi ấy. Vì sao? Đôi khi
chủ đề của trò chơi cũng chính là điều trẻ muốn kiểm soát, nhất
là khi nó tái hiện một mâu thuẫn nào đó mà trẻ vừa gặp phải với
bạn học cùng lớp vào ngày hôm trước.
224