thậm chí có thể kết luận rằng mình không hề thông minh. Những
trẻ thường xuyên bị người lớn “ép” thể hiện những kiến thức rỗng
tuếch hay khoe khoang khả năng sẽ dễ bị trầm cảm vì cố gắng quá
sức.
Khi cố sức nhồi nhét vào đầu trẻ những điều vượt khỏi trải
nghiệm của trẻ tức là bạn đã vi phạm nguyên tắc “học theo khả
năng”. Có thể trẻ sẽ ghi nhớ những gì người lớn nói nhưng trẻ
không thật sự hiểu. Tệ hơn, trẻ có thể buồn bã, suy sụp tinh thần
vì không biết được đâu là giá trị đích thực. Học theo khả năng sẽ
đảm bảo việc học hỏi luôn có ý nghĩa và tôn trọng những giá trị
đích thực của việc học.
Nguyên tắc 2: Chú trọng đến nỗ lực chứ không phải thành tích
Điều này giúp trẻ có được niềm hứng thú trong học hỏi. Nguyên
tắc “nỗ lực quan trọng hơn thành tích” chú trọng đến niềm vui
của trẻ (hoặc của chính bố mẹ) và của cả quá trình học hỏi. Chúng
ta cần quan tâm cách trẻ học hỏi và những gì trẻ học hỏi. Chúng
ta muốn trẻ hứng thú học hỏi chứ không phải cảm thấy bị buộc
phải “trình diễn” kiến thức như những con hải cẩu trong rạp xiếc.
Điều quan trọng là ở quá trình (cách trẻ suy nghĩ, tìm câu trả lời)
chứ không phải kết quả (tìm ra đáp án đúng). Dĩ nhiên, đáp án
đúng cũng quan trọng và khi trẻ càng lớn thì điều đó càng quan
trọng hơn. Nhưng trong giai đoạn mẫu giáo thì không cần chú
trọng điều đó, bởi đây là lúc trẻ đang dò dẫm học cách nhận thức.
Chúng ta không muốn tạo ra những đứa trẻ sẵn sàng buông xuôi
chỉ sau lần đầu không tìm ra đúng đáp án. Việc hiểu được suy
nghĩ của trẻ về vấn đề nào đó thú vị hơn rất nhiều so với việc ép
trẻ tìm ra câu trả lời đúng cho các vấn đề.
Hãy nhớ lại cảm giác của bạn khi làm bài thi. Chẳng phải những
lúc đó lòng dạ bạn thường ngổn ngang lo lắng sao? Ấy vậy mà
chúng ta đang tạo ra ngày càng nhiều những đợt thi cử cho con
trẻ và không ngừng dạy trẻ cách làm bài thi “chuyên nghiệp” hơn
chứ không hề hướng trẻ đến cách suy nghĩ tốt hơn. Tệ hơn nữa,
chúng ta đang tạo ra một thế hệ đầy rẫy những nỗi sợ cho việc
học hành và vắt kiệt sức của cả học sinh lẫn giáo viên. Nếu biết
chú trọng quá trình học hỏi thay vì thành tích, chúng ta sẽ tạo ra
247