những đứa trẻ đầy hứng thú và say mê với kiến thức.
Chị Amy, một giáo viên lớp 3, giới thiệu về giáo trình mới như
sau: “Hãy đoán xem tuần này chúng ta sẽ học gì. Thứ hai, chuẩn
bị cho bài kiểm tra thứ nhất. Thứ ba, chuẩn bị cho bài kiểm tra
thứ hai.”. Học trò học thuộc lòng những nội dung có thể có trong
đề thi và thế là trường đạt thành tích xuất sắc. Có lẽ đã đến lúc
chúng ta phải nghĩ đến những phương thức giáo dục chú trọng
đến quá trình học hỏi, từ đó đánh giá chính xác mức độ phát triển
của trẻ về mặt kỹ năng xã hội lẫn học tập.
Nếu biết chú trọng việc học theo ngữ cảnh và học qua vui chơi,
đồng thời cân bằng giữa việc đánh giá quá trình học hỏi lẫn thành
tích đạt được, chúng ta sẽ giúp trẻ chuẩn bị tốt hơn cho việc học
sau này. Những phụ huynh sâu sắc hơn sẽ nhận thấy rằng cách
này khiến cho việc dạy dỗ, học tập vui hơn, và các giáo viên cũng
sẽ không còn chịu áp lực tìm cách dạy dỗ để trẻ đạt thành tích cao
khi thi cử.
Nguyên tắc 3: Chỉ số EQ quan trọng hơn IQ
Rõ ràng, để thành công, nếu chỉ có chỉ số IQ cao thì vẫn chưa đủ.
Phần lớn chúng ta đều có chỉ số IQ không tồi, thế nhưng khi chỉ số
IQ trở thành nỗi ám ảnh, trở thành yếu tố để so sánh thì chúng ta
cần tạm dừng một chút để nhìn nhận lại cho đúng về chỉ số IQ.
Nó không phải là chiếc cầu duy nhất bắc tới thành công. Nó chỉ
phản ánh một trong rất nhiều những khả năng của trẻ. Trong khi
đó, nếu nghèo nàn về mặt trí tuệ cảm xúc (EQ), nếu bị thui chột
về mảng kiến thức xã hội và những kỹ năng thực tiễn thì ngay cả
thiên tài cũng phải sống một đời vất vả.
Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và sự thành công trong lớp học
hiện diện ngay cả ở những trẻ mẫu giáo. Nghiên cứu cho thấy
những trẻ dễ kết bạn ở nhà trẻ, dễ được bạn bè chấp nhận cũng
chính là những trẻ biết cách tự điều khiển bản thân để nuôi
dưỡng khả năng học tập. Chỉ số EQ và IQ phải luôn song hành
cùng nhau trên suốt các chặng đường đời của mỗi người.
Một trong những yếu tố nuôi dưỡng cả chỉ số IQ lẫn EQ chính là
vui chơi cùng mọi người. Hoạt động này mang lại những lợi ích
248