Nguyên tắc 1: Cách học tốt nhất là học theo khả năng
Ở chương 6 của cuốn sách này, nhà tâm lý học người Nga Lev
Vygotsky giới thiệu thuật ngữ “vùng gần phát triển” - gọi tắt là
ZPD. Đó là khái niệm tuyệt vời! Ông cho rằng trẻ con cần sự giúp
đỡ của bố mẹ, người chăm sóc, hoặc anh chị em, bạn bè, và thầy
cô. để tiến xa hơn một chút so với khả năng của bản thân.
Phụ huynh cần mở rộng khả năng của trẻ chứ không nên vội
vàng “phóng” trẻ vào những vùng trẻ không có khả năng nắm bắt
các khái niệm cơ bản. Học hỏi trong tầm với chính là nội dung cốt
lõi của thông điệp đó! Nó nhắc nhở chúng ta hãy giúp trẻ học hỏi
những điều bên kia ranh giới với khả năng hiện tại của trẻ, những
điều thật sự có ích với cuộc sống của trẻ. Tại sao chúng ta phải
dạy một đứa trẻ 3 tuổi về phi thuyền trong khi nó chưa biết gì về
những đám mây?
Ví dụ, trẻ con mẫu giáo học toán tốt nhất là khi vui chơi chứ
không phải từ những tranh ảnh trực quan. Trẻ học toán trong khi
chơi đùa thoải mái với những đồ vật, chẳng hạn như: “Bạn ơi, đưa
giùm mình 2 cái muỗng với!”, “Cậu tìm giúp mình 3 cái khăn
trong chậu đồ nhé?”. Ngay cả việc ngồi đếm các món đồ chơi trên
sàn cũng là học hỏi. Những mối tương tác thường ngày giữa trẻ
với người chăm sóc sẽ giúp trẻ phát huy khả năng đếm tốt hơn
việc sử dụng bất kỳ tranh ảnh trực quan nào. Đó là hình thức học
trong tầm với: Giao cho trẻ những vấn đề trong khả năng giải
quyết của trẻ và phù hợp với bối cảnh sinh hoạt hàng ngày.
Khi áp dụng lý thuyết “vùng gần phát triển”, chúng ta chỉ đưa cho
trẻ những thông tin vừa vượt qua khả năng của trẻ, giúp trẻ có
thêm động lực khám phá, thực hiện được nhiệm vụ đề ra, và thử
thách trẻ tiến thêm bước nữa so với năng lực bản thân. Người lớn
thường chỉ cần hỗ trợ trẻ thêm đôi chút để trẻ hoàn thành nhiệm
vụ, ví dụ giữ cái tháp giúp trẻ để tháp không bị đổ khi trẻ đặt
những hình khối cuối cùng lên trên. Học trong tầm với giúp trẻ
phát triển nhận thức.
Ngược lại, nếu bạn quá thúc ép thì trẻ cảm thấy buồn bã, thậm chí
thấy mình vô dụng nếu không hoàn thành nhiệm vụ khó khăn
đó. Với những nhiệm vụ hoàn toàn vượt xa khả năng của trẻ, trẻ
246