thế… Điều chúng tôi muốn nói là việc xem trẻ như những chiếc
bình rỗng và cách người lớn tranh thủ từng phút giây lấp đầy
“chiếc bình” ấy bằng lượng kiến thức khổng lồ không phải là cách
dạy con tích cực.
Ai cũng biết những gì ta học hỏi được từ thất bại đôi khi lại nhiều
hơn từ thành công. Chúng ta không muốn và cũng không cần tạo
nên những đứa bé toàn diện! Nhiệm vụ của chúng ta là xem trẻ
như những cá nhân tự chủ trong việc học, xem cuộc sống là
trường học vĩ đại nhất, thú vị nhất. Chúng ta cần tìm ra những
cách giáo dục vui vẻ để trẻ vừa học được nhiều điều vừa được
sống trọn vẹn trong thế giới tuổi thơ. Điều này chỉ đạt được khi
việc giảng dạy mang tính học mà chơi, chơi mà học, giúp trẻ phát
triển cảm xúc tự nhiên.
Chính bốn quan niệm sai lầm trên khiến chúng ta gặp rắc rối như
hiện nay. Chúng ta vẫn biết mọi thứ đang diễn ra không theo ý
muốn, vẫn biết chính người lớn đang đẩy trẻ em vào vòng xoay
chóng mặt của thời khóa biểu cho mọi hoạt động, đồng thời kéo
trẻ rời xa tuổi thơ bình yên, tươi đẹp của mình. Bạn hẳn sẽ tự hỏi:
“Xã hội đang chuyển động như vũ bão, lẽ nào tôi để con tôi chậm
bước?”.
Chúng tôi đã có dịp gặp gỡ, trao đổi với những phụ huynh, giáo
viên đang mong mỏi có một môi trường giáo dục mà trẻ em có thể
vui chơi thỏa thích trong công viên, không bị vướng bận bởi thời
khóa biểu, và giáo viên sẽ được dạy trẻ vẽ bằng chính những đầu
ngón tay xinh xinh của bé. Vậy có cách nào đảm bảo cho trẻ vừa
học hỏi hiệu quả vừa không bỏ lỡ những niềm vui tuổi thơ
không? Có cách nào để giáo viên có thể giảng dạy theo công thức
VUI CHƠI = HỌC HỎI và các kỹ năng xã hội cũng được đánh giá
cao như các kỹ năng học tập không?
Câu trả lời là CÓ!
BỐN NGUYÊN TẮC BỐ MẸ CẦN THUỘC LÒNG
Khi nhận ra chính những thông tin sai lệch dẫn đến tình trạng
thúc ép trẻ phát triển trí tuệ, chúng ta sẽ biết điều chỉnh và tự
chọn cách dạy dỗ con cái tích cực hơn. Cách thức ấy dựa trên 4
nguyên tắc sau:
245