cũng có thể làm được ở trường khi có đủ quyết tâm.
THỰC HÀNH 4 NGUYÊN TẮC NGOÀI XÃ HỘI
Xã hội của chúng ta dường như đang mắc phải chứng “tâm thần
phân liệt” khi xét đến thái độ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một
mặt, chúng ta tuyên bố xã hội của mình là xã hội vì trẻ em, song
mặt khác, chúng ta lại gây khó khăn cho những gia đình có bố mẹ
phải đi làm để kiếm sống, khiến họ không có đủ thời gian dành
cho con nhỏ.
Từ những bằng chứng khoa học, chúng ta biết rằng trẻ nhỏ thiết
lập mối quan hệ với bố mẹ ngay từ những ngày đầu đời và mối
quan hệ đó có ý nghĩa thiết yếu với mức độ thành công về mặt trí
tuệ, xã hội, tình cảm sau này của trẻ.
Nếu muốn tuân theo bốn nguyên tắc trên, chúng ta phải có
những thay đổi nền tảng về mặt xã hội. Xã hội cần tôn trọng vai
trò làm bố mẹ để những người làm bố mẹ có thể có thời gian để
thở và chăm sóc tốt con cái. Những nhà làm luật phải mở to mắt
để nhìn thấy thực tế là những gia đình, đặc biệt là gia đình khó
khăn, đang phải chịu áp lực vì thiếu những chính sách nhân đạo,
tôn vinh thiên chức làm cha mẹ. Và ai sẽ phải gánh chịu nhiều
hậu quả nhất từ thực tế này? Dĩ nhiên, đó chính là trẻ em! Chúng
ta hoàn toàn có thể thay đổi tình hình nếu có đủ quyết tâm, đủ
cam kết mạnh mẽ!
Thật may là ngày nay, các nhà làm luật đang bắt đầu quay lại cân
nhắc việc kéo dài thời gian nghỉ hậu sản cho người phụ nữ để
giảm bớt gánh nặng cho bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, vấn đề ở đây
lại chính là sự o bế về chính sách nhân sự tại mỗi doanh nghiệp
trong xã hội, cũng như sự “năng nổ” lao động quá đáng của một
số vị phụ huynh thuộc “thế hệ mới”.
Với quyển sách này, chúng tôi gióng lên hồi chuông cảnh báo và
đưa ra những giải pháp dựa trên những nghiên cứu khoa học
đáng tin cậy về sự phát triển của trẻ. Mong rằng khi càng hiểu trẻ,
bạn sẽ càng biết rõ mình nên làm gì để giúp trẻ phát triển tốt
nhất.
260