khác, nghĩa là khi đếm, trẻ không bao giờ đọc “một, hai, ba” rồi
sau đó lại đọc theo một trật tự khác là “hai, một, ba”. Hãy bảo một
đứa trẻ lên 2 đếm các món đồ vật, bạn sẽ ngạc nhiên bởi chắc
chắn trẻ biết phải dùng các con số để đếm chứ không thể đếm:
xanh dương, đỏ, xanh lá cây. Tuy nhiên, có thể trẻ sẽ không đọc
các con số theo đúng trật tự mà bạn nghĩ. Trẻ có thể đếm: một,
hai, ba, bốn, bảy. Và khi bạn đưa cho trẻ hai nhóm đồ vật khác
nhau để đếm, trẻ vẫn có thể đếm lại theo một trật tự y hệt như thế
(sử dụng đúng dãy số riêng của mình!). Điều này khiến chúng ta
phải chú ý bởi chẳng ai dạy trẻ như thế. Trẻ chỉ đơn giản quan sát
người khác đếm và tự đếm lấy theo cách của mình.
Con bạn có sử dụng hai nguyên tắc một-đối-một và trật-tự-ổn-
định chưa? Hãy chọn một số đồ vật và chia làm 3 nhóm, mỗi
nhóm gồm khoảng 3-4 vật. Hãy bảo bé đếm một nhóm và xem
liệu bé có áp dụng nguyên tắc một-đối-một hay không. Nếu bé
chưa áp dụng, vài tháng sau bạn hãy làm lại bài tập này. Sẽ rất
thú vị nếu bạn làm thí nghiệm này với nhiều trẻ ở nhiều độ tuổi.
Khi đó bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa từng năm phát triển ở
trẻ. Đồng thời, hãy chú ý lắng nghe xem con bạn có tự sáng tạo
lấy dãy số riêng và lúc nào cũng lặp lại dãy số đó hay không. Nếu
có, tức là bé đang áp dụng nguyên tắc trật-tự-ổn-định.
Nguyên tắc tổng số
Hay tổng số lượng đồ vật bằng chính số đếm cuối cùng
Một khi áp dụng triệt để nguyên tắc trật-tự-ổn-định, trẻ sẽ tự
động áp dụng một nguyên tắc liên quan được gọi là tổng số, tức là
tổng số lượng đồ vật bằng chính số đếm cuối cùng. Điều đó có
nghĩa là, nếu ta đếm một, hai, ba cái ly thì số 3 tượng trưng cho
tổng số lượng cái ly đang có. Trẻ con cũng thế, tuy nhiên bạn sẽ
thấy buồn cười khi trẻ hồ hởi nhìn lên, kết thúc việc đếm ly bằng
cách nói to: “sáu” trong khi thật sự chỉ có ba cái ly trước mặt và
54