trong bài kiểm tra này. Thực tế, những trẻ thất bại trong cuộc
kiểm tra này là vì chúng làm theo những gì chúng nghĩ là đúng.
Chẳng hạn, bé Francoise tự tin trả lời “hàng đĩa dài hơn thì sẽ có
nhiều đĩa hơn” vì bé tin rằng hình thức của đồ vật quan trọng hơn
số lượng của đồ vật. Nhưng giáo sư Gelman lại chỉ ra, có nhiều
cách để khiến trẻ hiểu rằng số lượng của vật mới là yếu tố quan
trọng. Song, đó lại là điều chúng ta không cần dạy cho trẻ bởi trẻ
tự động hiểu lấy điều này từ “tự điển kinh nghiệm sống” của bản
thân.
Trò chuyện với con về những con số là một trong những cách phụ
huynh có thể làm để giúp trẻ hiểu biết về điều này sớm hơn. Ví
dụ, bạn cho trẻ thấy hai hàng đồ vật xếp song song. Cách xếp một-
đối-một giúp trẻ dễ dàng so sánh hai dãy đồ vật với nhau. Khi bé
Josh của chúng tôi lên 3 tuổi, chẳng có gì trên thế giới này hấp
dẫn bé bằng các hàng dài đồ chơi. Sau khi tỉ mỉ xếp các xe hơi đồ
chơi thành một hàng dài, cháu lại tiếp tục xếp những con búp bê
đứng cạnh từng chiếc xe hơi. Trẻ con chơi trò này với đủ món:
giày, vớ, sách vở, con thú. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy con
mình cặm cụi phân loại từng món đồ chơi và tạo thành từng hàng
song song nhau.
Bạn có thử làm thí nghiệm so sánh hơn-kém với con mình như
Piaget đã làm với bé Francoise chưa? Thí nghiệm này có ba điểm
chính: thứ nhất, trẻ phải đồng ý với bạn rằng hai dãy đồ vật trước
mắt có số lượng bằng nhau. Thứ hai, ngay trước mắt trẻ, bạn phải
sắp xếp lại dãy đồ vật đó: hoặc gom lại hoặc tách chúng ra. Cuối
cùng, hãy hỏi trẻ xem hai dãy đồ vật đó có còn giống nhau không.
Bạn sẽ sốc khi thấy trẻ bị mắc bẫy bởi hình dáng của dãy đồ vật!
Thật ra, bạn không hề thêm bớt món đồ nào nhưng trẻ vẫn cứ
hiểu lầm. Chỉ khi bạn sắp xếp lại các món đồ theo vị trí cũ, trẻ mới
đồng ý với bạn là “không có gì thay đổi”! Chính vì vậy, chẳng có gì
lạ khi những đứa trẻ trong một nhà thường đánh nhau để giành
52