trẻ tự đếm theo dãy số tưởng tượng của mình! Bạn sẽ thấy rõ trẻ
đang áp dụng nguyên tắc này khi chúng cho bạn biết tổng số
lượng ly hiện có.
Nguyên tắc trừu tượng
Hay “Ta có thể đếm hết thảy mọi vật!”
Chương trình truyền hình dành cho trẻ con Sesame Street của Mỹ
là minh họa rõ nét cho nguyên tắc này, nghĩa là ta có thể đếm tất
tần tật mọi thứ, kể cả những thứ trừu tượng: từ giày dép, xe hơi
chạy ngang nhà đến số lần các nhân viên tiếp thị gọi điện thoại từ
sau bữa cơm trưa… Cả thế giới đều dùng những con số và áp dụng
chúng với mọi vật. Và may mắn thay, dù ngôn ngữ số đếm có
khác nhau (chẳng hạn như, một, hai, ba trong tiếng Việt hay one,
two, three trong tiếng Anh) thì những nguyên tắc này cũng được
áp dụng toàn thế giới.
Nguyên tắc trật tự ngẫu nhiên
Hay nói cách khác: “Không quan trọng việc bắt đầu đếm từ đâu”
Nhà tâm lý học Piaget kể chúng ta nghe chuyện một người bạn
hiện là nhà toán học. Lúc bé, người bạn này có một trải nghiệm
đáng nhớ. Cậu ta chơi xếp đá thành vòng tròn, bắt đầu đếm các
viên đá và kết thúc ở số sáu. Sau đó, cậu nhặt một viên đá khác để
đếm “một” và vẫn kết thúc ở số sáu. Thật kỳ lạ! Dẫu cậu có bắt đầu
đếm từ đâu đi nữa thì con số cuối cùng vẫn là “sáu”. Bạn của
Piaget đã tự phát hiện ra nguyên tắc trật tự ngẫu nhiên như hầu
hết trẻ con đều biết. Nguyên tắc này cho thấy, chúng ta không chỉ
có thể đếm bất kỳ thứ gì mình thích mà còn có thể đếm theo bất
kỳ trật tự nào, bắt đầu ở bất kỳ vị trí nào.
Để biết con mình có áp dụng các nguyên tắc đếm số hay không,
bạn hãy cho bé một nhóm đồ vật. Chẳng hạn, hãy xem cháu có
55