trong chuyện học nói. Hãy nhớ rằng chúng ta chỉ học ngôn ngữ
tốt nhất trong những ngữ cảnh có liên quan và có tương tác. Trẻ
học nói khi ăn, khi chơi, khi hỏi người lớn tên gọi các đồ vật… chứ
không phải chăm chăm nhìn vào màn hình máy vi tính. Vì vậy,
trẻ rất cần được người lớn hỗ trợ khi cần thiết để phát triển kỹ
năng nói.
BẢN NĂNG NGÔN NGỮ
Một số nhà nghiên cứu cho rằng con người khi được sinh ra đã có
sẵn khả năng ngôn ngữ, giống như loài nhện sinh ra đã biết đan
lưới. Thật ra, chỉ có loài người mới có bản năng ngôn ngữ. Rất
nhiều thí nghiệm ngôn ngữ được thực hiện trên những loài lân
cận với con người như động vật có vú hay cá heo… vẫn không tìm
thấy bản năng này. Nhờ có ngôn ngữ mà loài người có thể truyền
lại cho đời sau kiến thức, văn hóa, kinh nghiệm sống… , giúp thế
hệ sau không phải “mò mẫm dò đường”. Ngôn ngữ cho phép
chúng ta nói về tương lai và hoài niệm quá khứ. Ngôn ngữ cũng
có thể là công cụ của cái thiện lẫn cái ác. Trong lịch sử, những lời
nói của Churchill trở thành ngọn đèn soi sáng các dân tộc trong
suốt Thế chiến thứ hai, trong khi những lời của Hitler lại khiến
nhiều người hành động như thiêu thân.
“Việc phát triển ngôn ngữ không đơn thuần là trách nhiệm của
riêng cha mẹ”, - Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thế
giới và là giáo sư Đại học Cambridge đã nói như thế khi cho rằng
trẻ con khi sinh ra đã có trong người “thiết bị lĩnh hội ngôn ngữ”,
một bộ phận “ngầm” chuyên đảm nhận nhiệm vụ học ngôn ngữ.
Cũng giống như trái tim có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể,
thiết bị này được lập trình để học ngôn ngữ, dẫu đứa trẻ đó được
sinh ra và lớn lên trong cộng đồng ngôn ngữ nào.
Với trẻ em, ngôn ngữ nào cũng dễ học như nhau. Vì sao chúng tôi
biết được điều đó? Bởi khi chào đời, trẻ không thể xác định rằng
mình sẽ lớn lên ở Trung Quốc hay ở Đức. Trẻ sơ sinh phải học bất
kỳ ngôn ngữ nào mà mọi người xung quanh trẻ sử dụng, bởi nếu
không như thế thì làm sao người ta có thể tiến hành xin con nuôi
xuyên quốc gia? Điều này cũng có nghĩa, dường như mọi ngôn
ngữ đều có điểm chung nào đó, dù “lớp vỏ ngôn ngữ” rất khác
68