ĐỂ CON BẠN GIỎI NHƯ EINSTEIN - Trang 67

bọt biển)

Jordan: (ngả người ra sau, bỏ tay xuống và vẻ mặt hết căng thẳng)

Mẹ: (đưa cho bé miếng bọt biển)

Từ tình huống thể nghiệm trên, một cộng sự của chúng tôi là
Roberta đã phát hiện ra rằng, ngay cả những đứa trẻ không nói
một lời cũng có thể kéo dài cuộc đối thoại khi muốn cha mẹ hiểu
được “thông điệp” của mình. Trẻ sẽ cực kỳ kiên nhẫn với những
bậc cha mẹ “chậm hiểu” (thế mới đáng nói chứ!), không kịp “giải
mã” ý nghĩa của những cái chỉ tay hay lời càu nhàu của trẻ.

Khi xem kỹ những đoạn phim ghi lại giờ ăn của các trẻ khoảng 11
tháng tuổi, Roberta khám phá ra rằng, trung bình trẻ sẽ nài tới
nài lui cả chục lần để bố mẹ hiểu rằng trẻ muốn ăn nho chứ
không phải bánh quy. Hoặc để người lớn hiểu rằng mình muốn
biết cái vật chỉ giờ treo trên tường được gọi là cái gì chứ không
phải muốn biết con bò trong bức tranh treo bên dưới chiếc đồng
hồ.

Hẳn bạn cũng hình dung được đó cũng chính là cơ sở để trẻ học
nói chứ không phải những thứ mà phụ huynh luôn tìm mọi cách
nhồi nhét vào đầu trẻ. Khi người lớn nhắc đi nhắc lại những từ trẻ
muốn nghe, trẻ sẽ dần ghi nhớ từ đó. Liệu bạn có thể không nhớ
một từ khi phải nghe cả chục lần không? Trong những tình
huống đời thường ấy, khả năng ghi nhớ từ ngữ của trẻ rất cao, trẻ
có điều kiện nói những gì trẻ thích và đó cũng chính là môi
trường tốt nhất để học ngôn ngữ. Không có một chương trình
truyền hình hay trò chơi, máy vi tính nào có thể mang lại cho trẻ
những trải nghiệm thú vị như thế.

Nếu con bạn đang bập bẹ tập nói, hãy thử làm thí nghiệm sau để
thấy được cách thương thuyết của bé. Để tiện quan sát, bạn có thể
nhờ ai đó thay mình làm thí nghiệm này. Hãy bảo người đó lần
lượt đưa cho bé thấy những món đồ. Đến khi bé tỏ ra thích nhất

66

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.