ngữ cần thiết. Thứ ngôn ngữ mà bạn mang đến cho trẻ còn phong
phú hơn gấp bội những gì một chiếc máy tính có thể mang lại.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người mong muốn là con mình không
phải chỉ biết nói mà còn phải thành thạo ngôn ngữ! Suy cho cùng,
ngôn ngữ là môn học ở trường và những kỹ năng ngôn ngữ có
liên quan với kỹ năng làm toán và đọc hiểu. Vậy cách tốt nhất để
trẻ thành thạo một ngôn ngữ là gì? Kết quả nghiên cứu nhiều
năm cho ra lời giải đáp: không phải những bài luyện tập, những
chương trình máy tính… mà chính là những cuộc trò chuyện
hằng ngày mới là động lực để trẻ học nói và luyện tập kỹ năng
nói. Khi tiếp xúc với người thật trong ngữ cảnh nhất định, trẻ sẽ
tự động cảm thấy cần bày tỏ những nhu cầu, suy nghĩ, cảm xúc
của chính mình. Tạo hóa đã lập trình sẵn cho chúng ta học nói
thông qua các mối giao tiếp xã hội. Máy tính không thể đáp ứng
tốt nhu cầu của trẻ vì máy chỉ có mức độ tương tác khiêm tốn.
Chính những câu chuyện sinh động mới giúp chúng ta nắm bắt
các đề tài trẻ muốn chia sẻ. Trẻ luôn thích thú khi được người lớn
quan tâm trong lúc trò chuyện, và bằng chính những trải nghiệm
như thế sẽ giúp trẻ có được nền tảng cần thiết để phát triển ngôn
ngữ. Hãy xem mẩu đối thoại sau giữa bé Jordan và mẹ:
Jordan: (không ngừng bập bẹ đến khi nào mẹ quay về phía mình
mới thôi).
Mẹ: (quay lại nhìn con)
Jordan: (chỉ tay vào một trong các vật trên mặt bếp)
Mẹ: Con có muốn ăn rau câu không? (giơ cao hũ rau câu lên)
Jordan: (lắc đầu)
Mẹ: Con thích cái muỗng này không? (giơ cao cái muỗng)
Jordan: (lắc đầu, nhảy nhổm lên ghế ăn vì thất vọng)
Mẹ: Còn cái này? (đưa phô mai ra) Con thích phô mai đúng
không?
Jordan: (lắc đầu, nhoài người ra trước như thể lấy cả người để chỉ
vật mình thích)
Mẹ: Vậy miếng bọt biển này nhé? (giọng hơi ngờ vực, giơ cao cái
65