Tất cả những gì chúng ta cần làm là đi theo sự dẫn dắt của con,
hay nói cách khác là cùng sống trong thế giới của con, cùng chơi
những trò chơi con thích để nuôi dưỡng tính tò mò thích khám
phá của con trẻ về môn toán.
Khuyến khích trẻ học theo ngữ cảnh. Chúng ta chỉ học tốt hơn khi
những điều cần học thật sự có ý nghĩa. Một đứa trẻ 5 tuổi sẽ hiểu
hơn về giá trị đồng tiền khi cầm 1 đô la đứng trước quầy nước giải
khát (trẻ sẽ tự hỏi, có thể mua được gì với số tiền ấy) hơn là học
với tranh ảnh trực quan. Trẻ sẽ học cách phân biệt khái niệm lớn -
nhỏ tốt hơn ngay trong siêu thị khi bạn bảo trẻ đi tìm những trái
táo lớn. Nếu chỉ dán mắt vào màn hình máy tính, trẻ sẽ không có
những trải nghiệm sinh động như thế. Lên 3-4 tuổi, trẻ thường
thích chơi các trò có động tác đổ xí ngầu như Du lịch vòng quanh
thế giới, Cờ tỉ phú. Khi cùng trẻ đổ xí ngầu và đi theo các nút trên
bàn cờ, tức là bạn đang vận dụng nguyên tắc một- đối-một và
điều này rất có ý nghĩa với trẻ! Các bậc cha mẹ, thầy cô… nên nắm
bắt những cơ hội sinh động trong cuộc sống như vậy để giúp trẻ
học hỏi theo ngữ cảnh.
Hãy nhớ: bạn đã và đang giúp con xây dựng kỹ năng đếm số bằng
chính những việc quen thuộc hằng ngày nên không cần mua
thêm những món đồ chơi hay tranh ảnh trực quan. Bạn cũng
không cần suốt ngày lo lắng làm thế nào để con mình thông minh
hơn con người khác. Chính cậu con trai Josh 4 tuổi đã làm chúng
tôi “vỡ lẽ” những điều trên khi Josh khám phá ra những nguyên
tắc cơ bản của phép nhân. Lúc xếp bánh ngọt vào đĩa, cháu nhận
xét: “Mẹ ơi, mẹ có thấy là hai hàng bánh, mỗi hàng có 3 cái thì
hoàn toàn giống với ba hàng, mỗi hàng có 2 cái bánh không?”. Trẻ
sẽ phát triển những kỹ năng về toán học khi vô tư chơi đùa và trải
nghiệm. Nhiệm vụ của chúng ta chỉ đơn giản là phát hiện những
khoảnh khắc quý giá, thú vị như thế để hướng dẫn trẻ.
63