ĐỂ CON BẠN GIỎI NHƯ EINSTEIN - Trang 70

nhau. Tiếng Trung Quốc đọc rất khác tiếng Anh, nhưng trẻ lại có
thể học tiếng Trung Quốc nhanh chẳng kém học tiếng Anh. Giáo
sư Chomsky cho rằng phải có những điểm chung sâu sắc và quan
trọng nào đó giữa các ngôn ngữ. Và ông gọi đó là văn phạm toàn
cầu, điểm cốt lõi mà tất cả ngôn ngữ đều giống nhau.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trẻ đã 6-7 tuổi mà không biết một ngôn
ngữ nào? Câu trả lời thật đáng kinh ngạc: tự những đứa trẻ đó sẽ
sáng tạo ra thứ ngôn ngữ cử chỉ mà không cần cha mẹ hay thầy cô
giúp đỡ, dù loại ngôn ngữ ấy không phong phú bằng hệ thống dấu
hiệu mà các trẻ khiếm thính thường sử dụng. Dường như trẻ
không thể đè nén nhu cầu học ngôn ngữ của bản thân.

Cũng có trường hợp trẻ tự sáng tạo ngôn ngữ cho riêng mình.
Giáo sư Derek Bickerton - một chuyên gia ngôn ngữ tại Đại học
Hawaii ở Honolulu - kể về câu chuyện xảy ra giữa một người
Nhật, một người Hàn Quốc và một người Philippines di cư đến Mỹ
và làm việc trong những đồn điền mía. Để mua bán, trao đổi với
nhau, những người này đã tạo ra thứ ngôn ngữ nghèo nàn gọi là
“tiếng bồi” để tháo gỡ phần nào sự bất đồng ngôn ngữ. Một đứa
trẻ lớn lên trong cộng đồng này sẽ vận dụng thứ tiếng bồi đó.
Hằng ngày, trẻ con nơi đây nghe và học cách dùng loại ngôn ngữ
đó và không ngừng mở rộng, điều chỉnh để tạo ra một ngôn ngữ
hoàn chỉnh với đầy đủ danh từ, động từ… gọi là “thổ ngữ”. Làm
thế nào trẻ có thể thêm vào những cấu trúc ngữ pháp mà chúng
chưa bao giờ biết? Làm sao trẻ biết được phải thêm cái gì để tạo
nên thổ ngữ riêng - tương tự như các ngôn ngữ khác trên thế giới?
Đồng quan điểm với giáo sư Chomsky, giáo sư Bickerton cho rằng,
sở dĩ nảy sinh nhiều ngôn ngữ như thế là do con người khi sinh ra
đã có sẵn “chương trình ngôn ngữ sinh học” trong người - vốn là
thứ văn phạm cơ bản giống nhau ở mọi người. Nói cách khác, giáo
sư Bickerton khẳng định, trong một số trường hợp, khả năng học
hỏi hoặc sáng tạo ngôn ngữ là bản năng của con người.

Một bằng chứng khác về tính phổ biến của ngôn ngữ là trẻ con
khắp thế giới đều trải qua những mốc phát triển ngôn ngữ gần
như giống nhau. Dù trẻ được sinh ra ở Kalamazoo, bang Michigan
của Mỹ hay Kathmandu, thủ đô Nepal… thì đều phát triển kỹ
năng ngôn ngữ theo những độ tuổi như nhau. Cụ thể, tất cả trẻ

69

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.