nhà khoa học phát hiện ra rằng trẻ học nói ngay từ trong bụng
mẹ. Người ta có thể quan sát điều này qua động tác mút tay của
trẻ khi trẻ bềnh bồng trong nước ối.
Trong phòng thí nghiệm của giáo sư Jacques Mehler ở viện
nghiên cứu Recherches au CNRS tại Paris, người ta quan sát hành
vi bú của trẻ sơ sinh và phát hiện rằng, khi mới được 2 ngày tuổi,
trẻ đã tỏ ra thích tiếng mẹ đẻ hơn các ngôn ngữ khác. Họ tiến
hành nghiên cứu trên từng trẻ riêng lẻ, chia trẻ thành hai nhóm
và cho mút núm vú giả. Một nhóm trẻ được cho nghe tiếng Pháp
nhiều lần, cuối cùng các trẻ này chán và bắt đầu mút núm vú
chậm lại. Ngay lập tức, người ta bèn đổi sang tiếng Nga (cùng một
giọng đọc) để xem trẻ phản ứng thế nào. Với nhóm còn lại, trẻ
được cho nghe tiếng Nga trước rồi mới nghe tiếng Pháp. Ở nhóm
đầu, những đứa bé người Pháp dường như có vẻ hờ hững khi nghe
tiếng Nga. Ngược lại, nhóm trẻ thứ hai thì mút lấy mút để núm
vú khi được nghe tiếng Pháp sau khi nghe tiếng Nga. Trẻ phản
ứng như thể muốn nói: “Tiếng Pháp muôn năm!”. Có thể kết luận,
trẻ con 2 ngày tuổi có thể phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau
và thích tiếng mẹ đẻ hơn.
Kết quả nghiên cứu trên không chỉ đúng với các bé người Pháp
mà còn xảy ra với cả trẻ em Mỹ. Người ta cho trẻ ở Mỹ nghe tiếng
Anh và tiếng Ý, kết quả là chúng thích tiếng Anh hơn. Sở dĩ có sự
ưa thích này là do những ngày tháng nằm trong bụng mẹ, trẻ đã
biết nghe ngóng và quen thuộc với tiếng mẹ đẻ. Khi bềnh bồng
trong vùng nước ối ấm áp, thai nhi cũng đang lắng nghe tiếng
người nói bên ngoài và cả nhịp tim của mẹ. Trẻ con vốn hiếu kỳ,
hay tò mò tìm kiếm ngay cả khi còn trong bụng mẹ. Bởi vậy,
chẳng cần đợi đến tuổi đi học thì trẻ đã biết lắng nghe những vần
điệu của ngôn ngữ.
Nếu bạn có thai hoặc quen biết ai đó đang mang thai, bạn có thể
tự kiểm chứng rằng từ lúc được 7 tháng tuổi, thai nhi đã biết lắng
71