Để thử xem con bạn có nhận biết được tên của mình hay không,
bạn hãy nghĩ ra một tên gọi có cùng số lượng âm tiết và cùng
điểm nhấn với tên của bé. Sau đó, hãy núp sau lưng cháu (chỗ nào
mà cháu phải xoay người lại mới có thể trông thấy bạn) và gọi lớn
tên cháu. Chẳng hạn khi bạn gọi: “Corey ơi!”, cháu có quay lại
nhìn bạn không? Nếu có, cũng chưa hẳn cháu nhận biết tên mình
là Corey. Hãy gọi tiếp: “Jason ơi!”, rồi sau đó gọi “Corey ơi!”. Cháu
có quay lại khi nghe: “Corey ơi!” và tỏ vẻ không quan tâm khi
nghe gọi “Jason ơi!” không? Và đến mấy tháng tuổi thì cháu mới
nhận biết được sự khác biệt này?
Nhìn chằm chặp và chỉ trỏ: Giao tiếp phi ngôn ngữ
Bạn có biết trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có thể dõi theo ánh mắt của
chúng ta đang nhìn chằm chặp vào món đồ chơi hấp dẫn nào đó
hoặc khi được 9-10 tháng tuổi thì trẻ đã biết nhìn theo một ngón
tay đang chỉ? Hành động dõi theo ánh mắt người khác còn cho
thấy trẻ muốn kiểm tra xem liệu chúng ta có dõi theo ánh mắt trẻ
khi trẻ nhìn chằm chặp vào món đồ nào đó hay không. Việc chỉ
trỏ cũng vậy, trước khi có thể tự chỉ trỏ để làm người khác chú ý,
trẻ phải học cách dõi theo ngón tay đang trỏ của chúng ta.
Nghiên cứu cho thấy những trẻ 6 tháng tuổi biết dõi theo “sát
sao” ánh mắt của cha mẹ thì sẽ có kho từ vựng phong phú hơn khi
trẻ được 18-24 tháng tuổi. Nói cách khác, khi bé có thể nhìn theo
cái mà mẹ đang nhìn thì có thể bé sẽ dễ dàng nhận ra món đồ mẹ
đang nói đến hơn. Tuy không thể khẳng định khả năng nhìn theo
ánh mắt của người lớn là nguyên nhân chính giúp trẻ có kho từ
vựng phong phú, song có thể nói rằng điều này giúp trẻ hiểu được
điều gì là quan trọng, từ đó học hỏi được những điều mới. Đây là
khả năng ngôn ngữ bẩm sinh khác của trẻ và cũng vì vậy, những
cuộc trò chuyện với cha mẹ rất quan trọng với sự phát triển khả
năng ngôn ngữ của trẻ. Chúng tôi hy vọng khi đã hiểu điều này,
bạn sẽ chú ý nhiều hơn mỗi khi bé dõi theo mắt bạn hay cố gắng
73