ĐỂ CON BẠN GIỎI NHƯ EINSTEIN - Trang 75

chỉ trỏ.

Con bạn có biết nhìn theo ánh mắt của bạn để nhận ra món đồ
hấp dẫn nào đó không? Bạn có thể tự làm thí nghiệm này hoặc
nhờ người khác làm để tiện quan sát phản ứng của bé. Hãy dời
chiếc ghế bé hay ngồi đến vị trí khác trong nhà. Khi bé đã ngồi
gọn gàng trong ghế (có thể bạn sẽ phải cho cháu cầm thứ gì đó
cháu thích), hãy nhìn về phía một vật hấp dẫn nào đó đối diện với
cháu, gọi tên cháu và nhìn về hướng đó. Chẳng hạn, bạn gọi:
“Irving ơi!” rồi nhìn về phía đồ vật. Liệu cháu có biết nhìn theo
bạn và phát hiện ra món đồ đó không? Để cháu chú ý, đừng gọi
tên gì khác ngoài tên của cháu. Hãy xem con bạn có biết dựa vào
ánh mắt của bạn mà phát hiện ra món đồ đó không. Nếu cháu
chưa làm được, bạn hãy thử lại thí nghiệm này vào tháng sau và
bạn sẽ thấy cháu có thể làm được.

Tương tự, bạn có thể làm thí nghiệm với việc trỏ ngón tay. Khi
cháu ngồi chơi trong ghế, hãy trỏ vào một vật gì đó ở xa và gọi tên
cháu: “Irving ơi, nhìn kìa!”. Đừng ngạc nhiên nếu trẻ chỉ chăm
chú nhìn vào đầu ngón tay của bạn. Bạn hãy thử làm lại thí
nghiệm nhỏ này vào tháng sau. Hãy xem con bạn làm được gì khi
được 8, 9 tháng tuổi. Chắc chắn sẽ có sự chuyển biến lớn! Cháu sẽ
học được cách phát hiện món đồ mà người đối diện đang muốn
chỉ cho cháu xem.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC BẬP BẸ

Trẻ sơ sinh vốn là những nhà giao tiếp giỏi và tiềm ẩn nhiều “tiết
mục” hơn là các cử chỉ đơn giản như trỏ ngón tay. Ngay từ những
tháng đầu đời, trẻ đã biết ê a, biết cười, biết khóc (hẳn bạn sẽ rất
ngạc nhiên khi biết rằng những cơn khóc của trẻ lên đỉnh điểm
vào tầm 2 tháng tuổi và sau đó sẽ giảm dần). Trẻ cũng cười nắc nẻ
lần đầu vào quãng thời gian đó (tiếng cười là món quà của tạo hóa
giúp con người giải tỏa nỗi buồn!). Và suốt mấy tháng đầu, ta sẽ

74

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.