ĐỂ CON BẠN GIỎI NHƯ EINSTEIN - Trang 87

Trẻ: Dạ.

Mary: (trao thêm bánh cho bé) Đây con!

Trẻ: Con muốn ăn thêm bánh mì.

Jamie: Bánh ngon quá con nhỉ? Con thích một hay hai miếng?

Trẻ: Một ạ!

Jamie (đưa bánh cho bé): Con có thích bánh mì ăn ở trường hôm
nay không?

Trẻ: Có ạ, bánh ngon lắm!

Jamie: Bánh mì mà mẹ làm cho con sáng nay gọi là bánh mì lúa
mạch đen. Con có bao giờ nghe đến từ lúa mạch đen chưa?

Trong trường hợp của Mary, cô đáp ứng nhu cầu của con nhưng
lại không tận dụng cơ hội đó để mở rộng câu chuyện. Một khi trẻ
tỏ ra có ý thích nào đó thì bạn có thể mở rộng câu chuyện theo
nhiều hướng khác. Jamie đã nhận ra điều đó nên tận dụng cơ hội
này để dạy con bằng cách trở thành bạn đồng hành với con. Cô
giúp con hiểu được khái niệm số lượng, cho con quyền chọn lựa
trong giới hạn cho phép, đồng thời mở rộng câu chuyện từ nhu
cầu xin thêm bánh của con thành cơ hội để phát triển kỹ năng
ngôn ngữ. Thậm chí cô còn dạy con biết về một loại bánh mì mới.

Khi biết khai thác sở thích của con cái, lấy đó là cơ sở để xây dựng
câu chuyện. tức là bố mẹ đang kích thích trẻ phát triển khả năng
ngôn ngữ. Những nghiên cứu cho thấy điều này có hiệu quả rất
lớn, ngay cả những trẻ mới 18 tháng tuổi cũng có được vốn từ
nhiều hơn so với bạn bè cùng lứa được bố mẹ thường xuyên trò
chuyện về những đề tài chúng ưa thích. Và khi lên mẫu giáo hay
vào lớp 1, những trẻ này cũng biết nhiều từ hơn, có khả năng đọc
hiểu và làm toán tốt hơn.

Nhưng cũng đừng vì thế mà bạn hiểu lầm rằng chúng tôi đang đề
nghị bạn hãy khai thác triệt để mọi câu chuyện khi trò chuyện với
con. Chẳng hạn bạn không cần phải dựng cháu dậy lúc nửa đêm
để kể chuyện ma, không nhất thiết phải trả lời từng chút một
những gì cháu hỏi. Tất cả những gì bạn cần nhớ là, chỉ những
cuộc trò chuyện dựa trên các đề tài trẻ suy nghĩ và ưa thích mới

86

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.