tiếp cao.
Giáo sư Anne Fernald thuộc khoa Tâm lý Đại học Stanford ở Palo
Alto, California, đã làm một nghiên cứu tuyệt vời với trẻ 6 tháng
tuổi. Nếu bạn nói điều gì đó tích cực nhưng bằng giọng điệu cục
cằn, trẻ sẽ xụ mặt ngay. Ngược lại, nếu bạn nói điều gì tiêu cực
nhưng bằng giọng dễ thương, ngây thơ thì trẻ sẽ lập tức bật cười
và ôm bạn. Vì vậy, bạn đừng sợ nếu mình nói theo kiểu trẻ con sẽ
làm hỏng quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chẳng có bằng
chứng nào cho thấy điều đó mà ngược lại, thực tế cho thấy kiểu
nói chuyện này sẽ giúp trẻ chú ý nhiều hơn đến ngôn ngữ và các
yếu tố trong đó.
Hạn chế thời gian xem ti vi. Khoa học chứng minh trẻ cần những
người bạn đồng hành năng động, phù hợp để phát triển ngôn ngữ
chứ không phải những món đồ chơi thụ động, thiếu tính tương
tác. Ti vi và các game trên máy vi tính không phải là những công
cụ học hỏi tối ưu. Ti vi không khuyến khích trẻ nói hay đặt câu
hỏi. Mục tiêu của các chương trình truyền hình là thu hút sự chú
ý của trẻ rồi sau đó trẻ nhận xét những gì đã xem được. Người ta
vẫn chưa tiến hành nhiều các nghiên cứu về mối tương quan giữa
việc xem ti vi và học nói. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới nhất cho
thấy các chương trình truyền hình mang tính giáo dục sẽ giúp trẻ
tăng vốn từ vựng.
Những chương trình thiếu nhi rất có lợi cho trẻ. Bố mẹ nên cố
gắng dành thời gian xem ti vi cùng trẻ. Đó cũng là lúc phụ huynh
có thể thảo luận với trẻ về những câu chuyện trên ti vi. Và dĩ
nhiên, bạn cũng nên giới hạn tối đa thời gian xem ti vi mỗi ngày
khoảng 30 phút đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi và không quá 1 giờ
với các trẻ lớn hơn. Hãy làm những gì bạn tin là đúng và đừng quá
lo ngại, bởi những chương trình truyền hình tốt cũng không gây
hại gì cho trẻ.
Đánh giá môi trường ngôn ngữ ở nhà trẻ. Châm ngôn “im lặng là
vàng” không hề đúng khi đánh giá môi trường nhà trẻ. Trẻ con
cần được trò chuyện, giao tiếp từng phút, từng giờ. Hãy dành thời
gian quan sát nơi bạn gửi bé, đánh giá xem đó có là môi trường tốt
để trẻ phát triển ngôn ngữ không dựa trên 5 yếu tố sau:
93