vào câu chuyện và dành thời gian lắng nghe trẻ.
Hãy nói về những gì con bạn đang quan sát và làm.
Đôi khi chúng ta không hề nhận thấy mình đã bỏ qua những cơ
hội quý giá để dạy dỗ trẻ vì không nhận ra trẻ đang thích thú điều
gì. Hãy xem tình huống ví dụ sau tại bảo tàng nổi tiếng Please
Touch ở Philadelphia:
Bé: (chăm chú nhìn một con voi to được ghép từ những món đồ
vật, được đặt ngay trước bảo tàng)
Mẹ: Đi nào con. Ồ, nhìn kìa, triển lãm Alice ở xứ thần tiên!
Bé: (vẫn nhìn con voi)
Mẹ: (bực mình, kéo tay bé) Đi nào con, còn nhiều thứ khác hay
lắm ở trong.
Bé: (ngoái lại nhìn con voi dù đang bị mẹ kéo đến chỗ khác)
Hình ảnh ấy thật quen thuộc! Người lớn phải trả biết bao nhiêu
tiền để mua vé vào viện bảo tàng trong khi trẻ con chỉ thích xem
mỗi con voi ngoài cửa! Tuy nhiên, ở đây lẽ ra bạn có thể trò
chuyện với bé về con voi, chia sẻ như một người bạn rồi hãy đi
tham quan tiếp. Có gì phải vội vàng kia chứ? Cũng như bé đâu
nhất thiết phải xem hết viện bảo tàng? Chúng ta phải luôn nhớ
trẻ con bao giờ cũng chậm hơn người lớn một nhịp. Trẻ cần nhiều
thời gian hơn để tiếp thu những thông tin mà người lớn có thể xử
lý trong tích tắc. Với trẻ con, mọi thứ đều mới lạ. Những lúc trẻ
quan tâm đặc biệt điều gì đó cũng chính là lúc bạn có thể tận
dụng để dạy dỗ, bổ sung kiến thức cho trẻ.
Mở rộng đề tài trẻ nói chuyện của trẻ. Các nhà khoa học gọi đây là
phần mở rộng có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho trẻ, bởi chúng ta
đã ngầm gợi ý cho trẻ thấy những cách diễn đạt khác hoàn hảo
hơn. Không chỉ thế, việc này còn bổ sung thêm thông tin cho cuộc
nói chuyện để trẻ tiếp thu và sử dụng lại sau này. Hãy xem ví dụ
sau về mở rộng đề tài câu chuyện giữa người bố với cậu con trai
Joel 2 tuổi rưỡi:
Joel: Xem con bò to kìa!
Bố: Bố thấy một con thú chứ không phải con bò. Đó là con ngựa.
91