Nó hí như thế này. (giả vờ như hí). Con làm được vậy không?
Joel: (cố hí thử)
Bố: Giỏi, giỏi! Ngựa sống trong chuồng và là hàng xóm với con bò.
Con có muốn cưỡi ngựa không?
Joel: Không! Nó to quá. Con ngã mất!
Bố: Ồ, con nghĩ nó to quá hả? Và con sợ ngã ư? Không sao, bố sẽ
giữ con và chắc chắn không để con ngã đâu!
Những cuộc trò chuyện với bố mẹ sẽ giúp trẻ học được nhiều cách
diễn đạt khác nhau, đồng thời có dịp gia tăng vốn từ, bổ sung kiến
thức.
Gợi mở để kéo dài câu chuyện. Hãy tìm cách trao đổi với con và
giúp cuộc trò chuyện tiếp diễn. Nhiệm vụ của chúng ta ở đây là
đặt ra những câu hỏi và gợi ý cho trẻ trả lời. Chúng ta không chỉ
muốn giúp trẻ tìm thấy câu trả lời mà còn bắc cầu và hỗ trợ cho
trẻ nói. Hãy đưa ra những câu hỏi cụ thể thay vì những câu hỏi
chung chung. Chẳng hạn, nếu bạn hỏi: “Hôm nay ở trường sao
con?”. Có thể trẻ sẽ bảo : “Không có gì ạ!”. Nhưng nếu bạn hỏi: “Giờ
ra chơi hôm nay con đã làm gì?” hay: “Hôm nay bạn Jenny có đi
học không?”, thì chắc chắn câu chuyện sẽ có cơ hội kéo dài hơn.
Đừng ngại khi nói năng kiểu trẻ con. Các bậc phụ huynh thường
nghĩ mình phải nói năng tinh tế, nghiêm chỉnh với con cái. Họ sợ
nếu cứ nói năng ngây ngô như trẻ con 1 tuổi thì con cái sẽ bắt
chước theo và chẳng thể lớn được. Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho
thấy việc đó chẳng có tác dụng xấu nào (mặc dù bạn có thể cảm
thấy mình cứ tồ tồ thế nào ấy khi nói năng kiểu đó). Con bạn sẽ
cực kỳ thích thú khi thấy bạn nói chuyện như trẻ con với chất
giọng ngọng nghịu, ngữ điệu cao cao như hát và nét mặt đầy cảm
xúc… Bạn cũng chẳng cần lo ngại gì nếu cứ nói chuyện với con
theo kiểu đó khi cháu đã vào đại học. Phụ huynh thường vô thức
giảm bớt cách nói chuyện “đáng yêu” này khi trẻ lên 3 tuổi.
Nghiên cứu cũng cho thấy cách nói này mang lại nhiều lợi ích cho
trẻ. Việc lên cao giọng là dấu hiệu giúp trẻ nhận biết đây là ngôn
ngữ của mình. Trẻ thường thích lắng nghe kiểu nói này. Cách nói
này còn giúp chuyển tải tình cảm đến trẻ nên có tác dụng giao
92