1. Tính phản hồi: Các giáo viên, bảo mẫu. có trả lời khi trẻ hỏi hay
không?
2. Thái độ khi trả lời: Họ đáp lời trẻ với vẻ mặt, giọng nói và cử chỉ
tươi tắn hay cau có?
3. Giáo viên có chú ý đến trẻ không? Họ có nói về những điều thu
hút trẻ không?
4. Giáo viên có đặt những câu hỏi củng cố và giúp trẻ mở rộng đề
tài đang nói không?
5. Đọc sách: Phòng học có trang bị sách vở, tạp chí dành cho trẻ
em không? Giáo viên có đọc sách cho trẻ nghe không?
Nếu muốn trẻ học ngoại ngữ, hãy cho trẻ môi trường thực hành.
Trong thế giới ngày càng nhỏ bé này, con bạn sẽ có lợi thế khi nói
được nhiều ngoại ngữ. Song, như vậy không có nghĩa bạn chỉ biết
dựa vào những món đồ chơi có dán mác ngoại ngữ. Nhà trẻ,
trường học, người vú nuôi. chính là những “nguồn” tốt để con
bạn làm quen với ngoại ngữ mới. Hãy mạnh dạn thử nghiệm và
bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả thu được.
Nghiên cứu cho thấy những trẻ học hai ngôn ngữ sẽ đạt hiệu quả
cao nhất nếu hai nguồn ngôn ngữ đó tách biệt nhau, ví dụ như
trong một gia đình, bố nói tiếng Anh, mẹ nói tiếng Việt hoặc ở
nhà trẻ nói tiếng Việt còn đến trường thì nói tiếng Anh. Trong
những điều kiện tối ưu đó, con bạn sẽ nói được cả hai ngôn ngữ
khi mới 2-3 tuổi. Nếu thật sự muốn làm điều gì đó tốt đẹp cho con
thì bạn hãy tạo điều kiện cho con sớm tiếp cận một ngoại ngữ mới
- đó cũng chính là giai đoạn chín muồi để trẻ phát triển khả năng
ngoại ngữ.
Điều quan trọng nhất là bạn hãy biết tận hưởng trò chơi ngôn
ngữ. Hãy trò chuyện với bé, xem bé như bạn từ khi bé chào đời.
Bạn không cần cố gắng chỉnh sửa tốc độ nói của trẻ vì qua quá
trình thực hành theo thời gian, chẳng mấy chốc trẻ sẽ nói năng
thuần thục. Suy cho cùng, trẻ con khi sinh ra đã có sẵn những kỹ
năng học nói tuyệt vời - vốn là kết quả từ hàng ngàn năm tiến hóa
của nhân loại. Để trở thành nhà hùng biện tương lai, tất cả những
gì trẻ cần bạn hỗ trợ ngay lúc này chỉ đơn giản là trò chuyện với
94