nhau ngoài cửa phòng và biến trong ánh sáng mù mờ của những hành lang
dưới hầm.
Trong thời khủng hoảng một lần nữa giới sĩ quan trẻ trong quân đội
Nhật lại tự nhận có quyền cáng đáng việc nước. Khi họ cáng đáng như vậy
là bao giờ máu cũng đổ ngoài đường phố, và những người ưa chuộng hòa
bình phải chết. Người ta thường nhắc nhở đến trận chém giết xẩy ra cách
đây chín năm về trước vào ngày 26 tháng Hai 1936. Đầu mối vụ chém giết
này là sự bất mãn của quân đội đối với đường lổi lãnh đạo quốc gia. Sự bất
mãn nổ tung khi Đệ Nhất Sư đoàn Vệ Binh đóng ở Đông Kinh được lệnh di
chuyển sang Mãn Châu. Những sĩ quan trong sư đoàn này cho rằng họ bị
loại ra ngoài việc nước nên họ quyết định làm đảo chính.
Trên một ngàn năm trăm binh sĩ cầm vũ khí xuống đường ở Đông Kinh
để truy lùng và hạ thủ những chính khách và tướng lãnh bị gán cho tội cản
trở quân đội làm chính trị. Bộ trưởng tài chánh Takahashi bị bắn chết.
Tướng Watanabe bị chặt đầu trên giường ngủ. Hầu tước Makino bị tấn công
nhưng may mắn thoát chết. Suzuki bị bắn ba phát đạn trên giường ngủ
nhưng toàn mạng vì có bà vợ nhanh trí. Khi một sĩ quan cúi xuống tấm thân
gục ngã của Suzuki để ban cho Ông nhát dao ân huệ vào cổ, bà Suzuki nói:
«Xin ông để cho tôi được làm việc này». Viên sĩ quan bằng lòng dành cho
bà cái hân hạnh kết liễu đời Suzuki nên đã bỏ đi, và vì thế Suzuki -còn sống
đến ngày nay. Nam tước Saito cũng bị tấn công trên giường ngủ, nhưng
những cố gắng của bà Saito không cứu sống được chồng.Người ta thấy xác
ông co quắp trong vòng tay bà với 47 viên đạn trên mình. Thủ tướng Okada
thoát chết vì loạn quân bắn lầm người em rể có dung mạo hơi giống ông.
Cuộc nổi loạn tháng Hai 1936 bị thất bại vì đã không lật đổ được chính
phủ. Tuy thất bại nhưng nó đã nói lên sự can thiệp mỗi ngày một gia tăng
của quân đội vào lãnh vực chính trị. Rồi năm này qua năm khác phe quân
phiệt kiểm soát thêm nửa guồng máy cầm quyền. Rồi chính phủ dân sự chỉ
còn là một cái xác không hồn nhảy múa theo sự giật dây của quân đội. Ở