này đến giờ đó ông phải giải quyết cho xong vụ sĩ quan nổi loạn. Lập tức
ông thi hành một biện pháp được tính toán từ lâu.
Anami ra hiệu cho Đại tá Arao theo ông xuống văn phòng của Tướng
Umezu, Tham mưu trưởng lục quân. Tới nơi Anami đột ngột hỏi Umezu:
«Ông có ủng hộ cuộc đảo chính không? ».
Ngồi ở sau bàn, Tướng Umezu ngước mặt nhìn Anami rồi đưa mắt nhìn
Arao và nói: «Tuyệt đối không! Không có một hy vọng gì thành công cả.
Chỉ cần một lý do giản dị là dân chúng sẽ không có ai theo các anh». Giọng
nói của Umezu trở nên mỉa mai: «Bốn mươi phần trăm công nhân nhà máy
đã bỏ sở làm. Trong những điều kiện đó chúng ta không thể tiếp tục chiến
tranh».
Anami nhìn Arao bị bàng hoàng trước sựphản đối quyết liệt của Umezu.
Vào lúc Arao theo Anami cùng rời khỏi văn phòng tham mưu trưởng lục
quân thì nhóm nổi loạn kể như đã bị thất bại. Anami biết từ trước chủ
trương phản chiến của Umezu, nên ông đã nhờ Umezu nói lên những lời mà
chính ông không bao giờ chịu nói. Arao gọi dây nói báo cho các đồng chí
biết cái tin đen tối, và cũng kể từ phút giây đó anh hết là phát ngôn viên của
nhóm nổi loạn.
Trong khi mưu đồ đảo chánh sụp đổ tại bộ Chiến tranh thì phe chủ hòa
gồng minh hoạt động với hầu tước Kido đóng vai trò chủ động. Trong
những ngày qua, ngoài bom đạn lực lượng B. 29 của Hoa Kỳ còn trút xuống
đất Nhật hàng triệu truyền đơn khích động tinh thần phản chiến của dân
Nhật.
Vào lúc 7 giờ sáng, một gia nhân đem vào trình một tờ truyền đơn rơi ở
góc vườn. Kido suy tính ông phải hành động ngay trước khi phe quân nhân
chủ chiến nổi dậy cướp chính quyền, ông gọi dây nói cho Hoàng cung và
xin được yết kiến Nhật Hoàng. Vào lúc 8 giờ 30, ông tới nơi trình bầy mọi
việc, và Hirohito cảm thấy thời gian gấp rút nên yêu cầu Kido: «Hãy làm