Gia đình ông nhận được nhiều tiếng điện thoại gọi, khuyến cáo ông nên
Harakiri. Ông bị giằng xé giữa truyền thống tự sát của Nhật, và một trách
nhiệm khác. Cái chết đối với ông là một việc quá dễ dàng. Õng muốn nhận
trách nhiệm và bây giờ có nghĩa nhận lãnh tất cả mọi sự thống trách về cuộc
chiến này. Như vậy ông có thể rửa sạch tất cả mọi tội trạng mà người ta có
thể qui về phía Hoàng Gia. Ngày 10 tháng Chín, nhiều thông tín viên ngoại
quốc tới gặp ông trong lúc ông đang làm vườn. Ban đầu,ông tỏ vẻ khó chịu,
nhưng sau đó ông tỏ thái độ cởi mở và thân thiện hơn. Ông xác định với họ
rằng: chỉ có ông là người độc nhất chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh
này. Ông không tự nhận là một chiến phạm và giải thích: «Người ta phải
phân biệt một chiến phạm và một người lãnh đạo, đưa quốc gia vào một
cuộc chiến được tin là có chính nghĩa. Giữa hai người đó có sự khác nhau,
không thề lẫn lộn».
Đến lúc này Bộ Tư lệnh Quân đoàn Tám Hoa Kỳ đóng tại Yokohama đã
hoàn tất danh sách chiến phạm và bắt đầu hạ lệnh đi bắt họ. Togo có tên
trong danh sách đó. Tuy sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm chiến tranh nhưng
ông không muốn bị Hoa Kỳ bắt giam. Khi một toán binh sĩ Hoa Kỳ kéo tới
nhà ông, Togo dùng súng sáu đề bắn vào ngực vào lúc 4 giờ 17 phút chiều
ngày 11 tháng Chín.
Phát đạn không trúng tim vì ông thuận tay trái và đã dùng tay trái để tự
bắn vào ngực. Mặt Togo đẫm máu, đang hấp hối đã được bác sĩ quân y Hoa
Kỳ đưa về quân y viện mới thiết lập ở Yokohama tận tình cứu chữa.
Đêm hôm đó Tướng Eichelberger, Tư lệnh Quân đoàn Tám Hoa Kỳ đã
đích thân tới một căn phòng của quân y viện để nhìn con người đã lao cả Á
Châu vào khói lửa. Thấy Eichelberger, Togo cố hết sức ngóc đầu, không
nổi, ông lại đặt đầu xuống gối và thì thầm: «Tôi muốn được chết. Tôi xin
lỗi đã làm phiền quá nhiều».
Tướng Eichelberger hỏi lại: «Ông muốn nói: làm phiền đêm nay hay
làm phiền trong bốn năm qua».