Nói tóm lại nó có thể làm lệch cán cân chiến tranh. Tuy nhiên cho đến nay
mọi nỗ lực nhằm sử dụng nó một cách có hiệu quả tại chiến trường Thái
Bình Dương đều chỉ đem lại sự thất vọng. Tướng Lemay, dành cả mùa hè
1944 để làm quen với phóng pháo cơ B.29. Sang mùa thu, ông lên đường đi
Trung Hoa đế giữ chức Tư lệnh không đoàn B.29 của Hoa Kỳ tại căn cứ ở
Trùng Khánh. Tại đây ông vướng vào một tình trạng bất lợi.
Trùng Khánh không phải căn cứ tốt để mở những trận đánh phá Nhật
Bản. Vấn đề căn bản là một vấn đề tiếp vận. Hầu hết mọi đồ tiếp tế cho lực
lượng B.29 đều được chuyên chở bằng cầu không vận qua rặng núi Hi Mã
Lạp Sơn. Bình hơi, nhiên liệu, bom đạn, thực phẩm vân….vân…, đều do
máy bay chở tới. Tuy trọng lượng tiếp tế mỗi tháng mỗi tăng đều nhưng vẫn
không thể đủ để cho lực lượng B.29 mở những trận tấn công đại qui mô.
Mỗi phi vụ ít khi vượt được con số một trăm phi cơ tham dự. Lemay bất
mãn vì lực lượng của ông không thực hiện được những trận đánh phá như
ông chờ đợi. Ngay chính cả Hoa Thịnh Đốn cũng bị thất vọng về tình trạng
của không đoàn B.29 ở Trùng Khánh, và đến đầu năm sau Lemay và cả lực
lượng không quân của ông đưọc lệnh di chuyển về Guam. Vị trí này thuộc
quần đảo Mariana, đường tiếp tế ngắn hơn nên loại trừ được khó khăn tiếp
vận suy giảm hiệu năng B.29 khi còn đóng căn cứ ở Trung Hoa.
Tuy nhiên căn cứ xây dựng ở Trùng Khánh không thể gọi là một sự thất
bại. Tong Thống Roosevelt và thủ tướng Churchill đã trả một món nợ chính
trị cho thống chế Tưởng giới Thạch bằng cách đặt căn cứ B.29 tại Trung
Hoa. Nhà lãnh đạo kháng chiến Trung Hoa đã được khích lệ rất nhiều khi
thấy Đồng Minh từ đất Trung Hoa đánh thẳng vào đất địch. Nhân dân
Trung Hoa mệt mỏi vì chiến tranh cũng tỏ ra vui mừng khi trông thấy B.29
trên đường bay đi dội bom Nhật Bản. Đứng về phương diện thực tế. Kinh
nghiệm những ngày ở Trung Hoa cũng tỏ ra rất có giá trị. Trùng Khánh là
đất huấn luyện và thử thách cho cả phi công B.29 và các nhà chỉ huy không
quân. Những bài học ở đây đều được ôn lại ở Guam. Khi đó, bộ chỉ huy