không đoàn 21 bắt đầu khởi sự tiếp tục những trận xuất kích đánh phá Nhật
Bản.
Trong hai tháng đầu 1945 tướng Lemay hạ lệnh thực hiện nhiều phi vụ
để trắc nghiệm lý thuyết là ông có thể san bằng mọi thành phố của địch.
Qua đến tháng Ba, thật sự ông vẫn không đạt được công trạng gì. Không
những đối phương không bị thiệt hại gì đáng kể, mà tinh thần dân chúng
Nhật còn lên cao. Họ có rất nhiều yếu tố phối hợp để làm giảm hiệu năng
của không quân Hoa Kỳ. Một số nhà lãnh đạo lấy lại được tin tưởng, vì bộ
máy chiến tranh vẫn chuyển vận điều hòa, Lemay nghĩ rằng vũ khí B.29
vẫn chưa được sử dụng hết mức. Có rất nhiều yếu tố phối hợp để làm giảm
sút hiệu năng của B.29. Trong số đó, yếu-tố thời tiết đứng hàng đầu. Giữa
quần đảo Marianna và Nhật Bản, điều kiện thời tiết có thể nói là khủng
khiếp. Gió thường thổi với tốc lực trên hai trăm dặm một giờ. Mây mù
thường che phủ những mục tiêu. Từ trên 10 cây số dội xuống, bom thường
bị gió đánh lạc mục tiêu. Trong sáu tuần lễ đầu ở căn cứ Guam, chỉ có một
trường hợp phi công được nhìn thấy rõ thành phố dội bom. Tất cả mọi phi
vụ dội bom khác đều được thực hiện bằng ra đa, thời đó vẫn chưa được
chính xác nên thường hay lệch mục tiêu. Mặc dầu bị nhiều lần đánh phá,
mười một mục tiêu ưu tiên ở đất Nhật vẫn hãy còn đứng trơ trơ. Trong số
11 mục tiêu đó có xưởng đóng máy bay Mushashino ở Đông Kinh vẫn đạt
được mức sản xuất chín mươi sáu phần trăm, bất chấp nhiều trận đánh phá
bằng B.29.
Ngay chính cả những chiếc B.29 đó cũng đã bắt đầu trục trặc đến mức
độ đáng lo ngại. Những ổ động cơ có triệu chứng giảm hiệu năng vì phải
thực hiện quá nhiều chuyến bay đường dài trên một độ cao hơn 10 cây số.
Sự vất vả kinh khủng của động cơ phải vượt lên một mực độ quá cao đã có
ảnh hưởng đến những phi vụ được báo cáo là máy bay không đủ sức tới
được những mục tiêu trên đất Nhật. Sang đầu tháng Ba tướng Lemay kiểm
điểm lại toàn bộ lực lượng của ông và suy tính cách để có thể thực hiện
được một phép lạ. Trong nhiều tuần lễ Lemay có một chương trình táo bạo