chiếc xe tải nào. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu người lái xe tải đó có
thể định giá công việc của anh ta? Nếu Nhà quản lý có thể định giá tổ
chức của anh ta như thể anh ta sở hữu nó? Nếu từng cá nhân làm
việc trong tổ chức có thể đo được những cống hiến của họ cho thành
công của tổ chức? Nếu thành viên trong từng tổ chức cùng cố gắng
hết mình vì công việc? Nếu họ làm vậy, từng tổ chức và từng cá
nhân trong tổ chức sẽ có sự thay đổi nhanh chóng và bền vững. Và
muốn được như vậy, chỉ có một cách duy nhất, đó là hãy dạy họ
phải làm thế nào.”
“Lợi nhuận là khoản tiền tổ chức làm ra để cung cấp tài chính
cho sự tăng trưởng của nó. Nếu một Nhà quản lý nghĩ về công việc
của mình như một Chủ doanh nghiệp nhỏ, thì điều cuối cùng Nhà
quản lý đó muốn làm là vay khoản tiền do tổ chức làm ra. Bởi cách
làm đó sẽ không đem lại hiệu quả sử dụng cho tiền của tổ chức. Lợi
nhuận cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá thành công của một
doanh nghiệp nhỏ. Tạo ra lợi nhuận là vì mục đích phát triển. Bởi
nếu giá trị của một doanh nghiệp được đo bằng giá trị tăng thêm
của vốn chủ sở hữu, thì cách để tăng thêm giá trị vốn chủ sở hữu là
đảm bảo doanh nghiệp phát triển và duy trì tốc độ phát triển đó
chừng nào anh còn sở hữu doanh nghiệp. Cách duy nhất để làm
được điều đó là đầu tư cho mục đích phát triển doanh nghiệp. Và
muốn làm thế thì phải tạo ra nguồn tài chính.”
“Cách tốt nhất và ít tốn kém nhất để tạo ra nguồn tài chính
là thông qua lợi nhuận của tổ chức. Mọi Chủ doanh nghiệp nhỏ đều
nên biết điều này. Thật đáng tiếc, có rất ít Nhà quản lý hiểu điều
này. Nhưng nếu một Nhà quản lý hành động như thể anh ta là chủ
của tổ chức, và quản lý tổ chức của anh ta như quản lý một doanh
nghiệp nhỏ, thì điều đó không chỉ mang lại nhiều lợi nhuận hơn
cho tổ chức của anh ta mà anh ta còn biết được cần làm gì để phát
triển doanh nghiệp theo cách đó. Và một khi anh biết được điều đó