nhất để thực hiện tất cả những việc đó là thông qua một hệ thống.
Tại sao lại vậy? Bởi mặc dù hầu hết các nhà quản lý đều đã từng
trải qua quá trình này nhưng rất ít người hiểu được là không thể
quản lý mà không có hệ thống quản lý.”
“Anh có thể băn khoăn khi nghe điều này. Nhưng đúng như thế,
không có hệ thống quản lý sẽ không thể quản lý một cách thực sự.
Khi anh nhận ra điều này, anh sẽ thấy rõ rằng Nhà quản lý cần
có một hệ thống. Điều Nhà quản lý cần hướng tới nhất là phát
triển hệ thống các quy trình để thông qua đó thực hiện nhiệm vụ
giám sát.”
“Khi thực hiện được cam kết, nhiệm vụ của Nhà quản lý hiệu quả
là phải quản lý được quy trình để duy trì, phát triển và tập hợp các lực
lượng khác xung quanh hệ thống đó. Khi đó, anh không cần quản lý
nhân viên bởi vì họ luôn sát cánh bên anh, làm mọi công việc được
giao, tập trung vào chính những điều anh cam kết thông qua hệ
thống đã được thiết lập ra để thực hiện cam kết đó.”
“Vậy vai trò của Nhà quản lý là gì nếu không phải là quản lý con
người?”
“Vai trò của Nhà quản lý là kết hợp với hiện tại theo một cách
thức sáng suốt trong khi sáng tạo tương lai.”
“Lấy con trai tôi, Sam, làm ví dụ. Thằng bé chỉ mới mười tuổi.
Nó mong ước điều khiển được chiếc máy bay điều khiển từ xa.
Nhưng nó vẫn chưa làm được điều đó, bởi nó vẫn đang trong quá
trình chế tạo chiếc máy bay đó. Chiếc máy bay chưa hoàn thiện
vẫn đang nằm trên giường thằng bé. Cũng giống như cuộc đời của
một Nhà quản lý, người đã dành hết sức lực để hoàn thành Mục tiêu
chiến lược, chiếc máy bay đó đã được hoàn thành trong tâm trí
thằng bé. Sam đang làm điều một Nhà quản lý hiệu quả nên làm.