ánh sáng soi đường cho những đổi mới của anh và công việc bất kỳ
mà một Nhà quản lý doanh nghiệp phải làm mỗi ngày.”
“Tuy nhiên, đổi mới mà không có đo lường, nhân tố thứ hai trong
Chiến lược quản lý, sẽ rất nguy hiểm bởi chúng ta sẽ chỉ có thể hiểu
chứ chưa thể vươn tới ý nghĩa đích thực của sự hoàn thiện. Để đo
lường được đổi mới, anh phải hiểu rõ tại sao anh đang làm việc và anh
đang làm gì? Anh phải hiểu anh đang sáng tạo vì ai và tại sao. Bởi mọi
việc anh làm, mọi thứ anh quản lý đều mang lại kết quả nào đó.
Anh phải nhận ra được các kết quả đó. Anh phải phân tích rõ các dữ
liệu để có thể để tái tạo nó. Tái tạo dữ liệu qua một quá trình ghi chép
trung thực những gì tạo ra dữ liệu ấy sẽ đem lại cho anh hiểu biết
gần chính xác. Nhưng hiểu biết gần chính xác chỉ là một giai đoạn
trong quá trình hiểu biết đích thực. Hiểu biết đích thực chỉ đến
khi anh không chỉ có thể tái tạo dữ liệu mà còn hiểu vì sao các dữ liệu
được tạo nên và tạo nên như thế nào.“
“Tất cả các điều trên đều hướng tới xây đựng một tổ chức thông
minh. Rõ ràng, chỉ có rất ít tổ chức hiểu biết đích thực những gì họ
đang làm. Bởi trong hầu hết các tổ chức, sự hiểu biết đích thực
không được xem là một lợi ích thực sự và thường bị xem nhẹ so với
hành động.”
“Sự thông minh mà hầu hết các tổ chức hướng đến không
giống sự thông minh đích thực mà tôi đang miêu tả, mà chỉ giống
một kết quả. Ở hầu hết các tổ chức, chúng ta được coi là xuất sắc
nếu đạt được mục tiêu và ngược lại. Hãy quên đi việc liệu chúng ta có
biết cách quản lý để đạt được mục tiêu, hay trong nhiều trường hợp,
chỉ là liệu chúng ta có có đạt được mục tiêu đúng hay không. Hành
động – trong hầu hết các tổ chức là tất cả, cho dù các tổ chức này
chưa bao giờ thừa nhận điều đó.”