ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ - Trang 43

ta dâng hiến cuộc sống cho tầm nhìn của người khác. Hay tệ hơn
nữa, ta không hề có tầm nhìn mà cứ đinh ninh rằng luôn luôn bận
rộn là ý nghĩa duy nhất của cuộc sống.

“Do đó, để quản lý bất kỳ thứ gì, trước tiên, anh cần học cách

quản lý chính mình. Và để làm được điều này, chúng ta bắt đầu
với vấn đề tầm nhìn, tạo ra các tiêu chuẩn để kiểm soát được hành
vi của chính chúng ta, nhận thức được hành vi đó thuộc về vai trò
nào trong ba vai trò. Cần quan sát chính mình khi thực hiện quá
trình này từng ngày, từng giờ, từng phút. Quan sát khi chúng ta thất
bại, khi chúng ta thành công, khi ta quên mất mình đang làm gì và
tại sao phải làm. Quan sát với một mục tiêu duy nhất: mình thực sự
như thế nào, thực sự muốn trở nên như thế nào, cảm nhận được
khoảng cách giữa hai trạng thái đó và sự căng thẳng do nó gây ra.

“Quan sát chính mình bằng con mắt khách quan là mục đích

của Nguyên tắc 4. Nhờ quan sát chúng ta sẽ nhanh chóng phát hiện
ra rằng quản lý được mọi thứ là một điều không tưởng. Chúng ta có
thể liên quan, quan tâm tới mọi thứ, thậm chí có thể học được những
điều vô cùng giá trị từ chúng, nhưng chúng ta không thể quản lý tất
cả, dù cố gắng tới đâu và bao lâu đi nữa.”

Nguyên tắc 5: Không có những câu trả lời đơn giản, chỉ

có câu hỏi phức tạp.

“Nguyên tắc 5 yêu cầu chúng ta phải đặt lại câu hỏi cho tất cả

các nguyên tắc đã nêu. Nguyên tắc 5 cho ta biết mục đích của các
nguyên tắc trên không phải là tìm kiếm câu trả lời, mà là khám phá
xem cần đặt ra những câu hỏi nào!

“Vậy có nghĩa là sao?” Jack hỏi.

“Cách đây vài phút, tôi hỏi anh câu “Anh sẽ làm gì bây giờ? Và câu

trả lời của anh là “Tôi không rõ.” Tất nhiên, đó là câu trả lời thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.