hỏng cái tổ chức phức tạp của ý chí, mục đích, công việc và mối quan
hệ trong hệ thống mà ta gọi là cuộc sống này.”
“Do vậy để quản lý chính mình, anh cần nghĩ tới các tiêu chuẩn,
và trước khi nghĩ tới chúng, anh phải có một tầm nhìn cho chính
mình. Tầm nhìn này phải thể hiện con người anh muốn trở thành –
chứ không phải là anh lúc này. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, nếu con
người anh muốn trở thành trong tương lai vẫn giống như con người
hiện tại của anh, chỉ khác ở chỗ làm một số việc khác đi, thì đó
không phải là tầm nhìn, mà là một giấc mơ. Bill Gates không mơ
tới Microsoft mà ông ấy nhìn trước được nó. Ông ấy nhìn trước
thấy một thế giới Microsoft. Anh cần hiểu rằng ở đây tôi không
nói về khái niệm tầm nhìn của Bill Gates, mà nói về quy mô của
tầm nhìn đó. Quy mô của tầm nhìn sẽ quyết định cuộc sống của
người đó.“
“Do đó, tôi muốn anh thấy rằng không có người nào nhỏ bé,
chỉ có tầm nhìn nhỏ bé. Chúng ta đã quá dễ dãi với bản thân mình.
Tất nhiên, không phải đối với mọi thứ. Chúng ta có thể rất khắt
khe với bản thân về những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống – tất cả
những điều nhỏ nhặt chúng ta nên làm, nên có, nên trở thành.”
“Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, tất cả những căng thẳng
xung quanh những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống lại là dấu hiệu
chứng tỏ chúng ta thiếu một tầm nhìn lớn.”
“Tôi không hề nghĩ là tôi dễ dãi với bản thân,” Jack trả lời.
“Nhưng lại đúng thế đấy, Jack ạ, khi tôi nói chúng ta quá dễ dãi
với bản thân, thì ý tôi là chúng ta thường phung phí sức lực, trí tuệ và
thời gian cho những việc tầm thường. Mệnh lệnh và nỗi ám ảnh đã
vây kín cuộc sống của anh. Những thứ tầm thường như: cân nặng,
các mối quan hệ, chỉ số IQ, vẻ ngoài,... Thậm chí còn tệ hơn, chúng