“Nói cách khác, nếu tầm nhìn của tôi không phục vụ cho tầm
nhìn của anh, không tiếp thêm năng lượng hay động lực cho mục
tiêu của anh, thì thẳng thắn mà nói, chúng ta không đi chung một
con đường. Đó là lý do tại sao sức lực của hầu hết các Nhà quản lý
đều suy kiệt vì công việc. Bởi họ đã bỏ qua chính cuộc sống của
mình để thực hiện tầm nhìn của người khác. Cả cuộc đời họ nhầm
lẫn khái niệm sự nghiệp với khái niệm cuộc sống.”
Nguyên tắc 4: Nếu anh không thể quản lý bản thân, anh
không thể quản lý bất cứ cái gì.
“Có một điều rất quan trọng, có ý nghĩa cần lưu ý trong tất cả
những điều này. Đó là, để thực hiện tầm nhìn, để biến tầm nhìn
đó thành hiện thực, anh phải phát triển khả năng của một Nhà quản
lý. Để thực sự làm được điều này, đầu tiên anh cần học cách tự
quản lý bản thân. Đó là lý do tại sao anh cảm thấy bất lực, Jack, anh
cần xây dựng một mối quan hệ với chính mình trước khi có thể giải
quyết được mọi việc một Nhà quản lý cần làm.”
“Tôi cần xây dựng một mối quan hệ với chính mình à? Tôi
không hiểu lắm,” Jack nói khi chúng tôi bước vào cửa văn phòng.
“Ngồi xuống đây rồi tôi sẽ giải thích.”
“Có ba vai trò mà mỗi Nhà quản lý cần đảm nhiệm hàng ngày để
cân bằng cuộc sống: vai trò Doanh nhân, vai trò Nhà quản lý và vai
trò Nhà chuyên môn.”
“Tất nhiên, tất cả chúng ta đều quen thuộc với vai trò thứ hai
và thứ ba, Nhà quản lý và Nhà chuyên môn, chúng ta phải đảm nhiệm
chúng hàng ngày. Tuy nhiên, khi thực hiện chúng, chúng ta không ý
thức rõ ràng, không nhận thức đầy đủ về vị trí của mỗi vai trò trong
toàn bộ kế hoạch vĩ đại của mình. Chúng ta chỉ coi công việc mình