ĐÊM HỘI LONG TRÌ - Trang 48

III

Bài phú Long Trì của Bảo Kim nổi tiếng trong xã hội văn chương

thời ấy. Các danh sĩ đều thán phục là một thiên cổ kỳ bút. Gần xa
ai ai cũng biết đến Bảo Kim, người ta thi nhau chép cho được bài
phú Long Trì; họ đọc họ ngâm, họ phê bình. Nhiều người quá hâm
mộ, còn học cả lối chữ thảo của Bảo Kim để viết bài phú ấy. Thiên
hạ khen là nhà Nguyễn Thị lang có phúc; họ cho là trời đền công cho
vị quan thanh liêm mà không được hưởng lộc trời, nhất là cho
Nguyễn phu nhân, một bà hiền mẫu có tấm lòng trung hậu cả kinh
thành đều biết. Họ đoán rằng, với cái tài của Bảo Kim, chàng sẽ
không khó nhọc gì mà giật giải khôi nguyên trong kỳ thi sắp tới.

Tuy vậy, thiên hạ vẫn lo sợ nơm nớp cho Bảo Kim. Phu nhân cũng

cùng chung một mối sợ. Việc Bảo Kim cùng anh em đánh lại Cậu
Trời trong buổi dạ hội ở Long Trì, khắp chốn kinh kỳ đều biết.
Người ta lại lấy làm lạ rằng đã sáu bảy hôm Đặng Lân không ra khỏi
phủ. Thực là một sự quái gở vì ai cũng biết em trai Tuyên phi rất
hay thâm thù, không có lẽ nào lại làm ngơ cho bọn Bảo Kim. Nhiều
người đồn rằng Lân sợ Nguyễn Mại; lắm kẻ cho rằng Lân đương
nghĩ một mưu thâm hiểm gì để hại kẻ thù; có người mạnh đoán lại cho
là Cậu Trời ốm. Lời nói này làm cho nhiều người nói:

- Thôi thì cũng lạy trời bắt nó ốm cho nó chết đi, để cho nhẹ

kiếp dân kinh thành! Không biết đất Thăng Long có động ở chỗ
nào mà trời sai thằng quỷ sứ ấy xuống gieo tai rắc vạ?...

Lân cùng Tuyên phi là con một ông đồ nghèo ở làng Chè. Thuở

bé Lân đã ngỗ nghịch không chịu học hành. Khoảng 13, 14 tuổi đã nát
rượu, ham cờ bạc, và đã dự vào những trận ăn cướp ở quanh vùng.
Lớn lên, lại càng lăng loàn, đầu óc chỉ sắp đặt những mưu mô chim

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.