xương sống, chạm đến trung khu thần kinh.
- Thế thì mổ cũng không ăn thua nữa à?
- Không ăn thua. Chính vì thế mà ở bệnh viện của trường đại học họ cho
ông cụ ra viện.
-Tội nghiệp ông già... - Kaôru thở dài. Nửa năm làm việc ở bệnh viện cô đã
có dịp trông thấy khá nhiều điều, nhưng cho đến nay cái gì đối với cô cũng
hãy còn mới lạ và có sức lôi cuốn lạ thường. -
Ông cụ còn sống được bao lâu nữa?
- Bác sĩ Naôê cho là còn được khoảng hai tháng nhiều nhất là ba.
- Ông cụ có biết không?
- Dĩ nhiên là không. Chỉ có người trong nhà biết.
- Thế ra họ chỉ còn chờ ông cụ chết?
- Đúng thế.
Nôrikô lại cầm bút lên. Dòng chữ Hán màu trắng nét bay bướm, chạy trên
tấm bảng nhỏ màu đen:
"Tsunêô Muraya" - tên họ bệnh nhân mới nhập viện. Nét chữ của Nôrikô
nhẹ nhàng, tao nhã.
- Cô chớ nói hở ra đấy, - Nôrikô dặn dò, tuy cô biết cũng chẳng cần như
thế: không đời nào Kaôru lại có đủ can đảm nói lại với ông già. Nhưng cô
bé vẫn gật đầu ưng thuận một cách hết sức nghiêm trang. Vừa lúc ấy có
tiếng chuông gọi của bệnh nhân phòng 412 gọi.
- Isikura
- Cô lấy hai liều brobarin xuống mà tiêm. Nói là sẽ bớt đau ngay.
- Vâng.
Kaôru đến tủ thuốc lấy ra một cái hộp màu đỏ chạy vội ra hành lang.
Tên gọi của bệnh viện nghe khá hợm hĩnh: "Oriental". Song đó chỉ là một
bệnh viện tư thuộc loại thông thường nhất ở Tokyo. Chủ nhân - bác sĩ
Yutaro Gbyoda - đồng thời cũng là bác sĩ trưởng. Tòa nhà cao sáu tầng, lại
thêm một tầng hầm nữa, xây gần ngã tư chỗ phố Tamagawa gặp đại lộ chu
vi số 6 của thành phố, bề mặt trông ra đường. Ở tầng trệt là phòng đón tiếp
bệnh nhân, phòng tiếp khách, phòng ghi danh, phòng phát thuốc và phòng
X-quang. Tầng thứ hai dành cho phòng mổ, phòng vật lý trị liệu, phòng xét