Trong bài diễn văn đọc khi nhận giải Nobel văn chương, ông lên án truyền
thống tự vẫn, cách sống hay đúng hơn cách chết rất Nhật đã cướp đi nhiều
bạn văn thân mến của ông. Tuy nhiên, như những nhân vật của truyện ông
với những u uẩn trăn trở và mâu thuẫn của họ, chính ông lại tự vẫn bằng
hơi độc tại Zushi ngày 16 tháng 4 năm 1972. Ông chết bốn năm sau giải
Nobel, và ba năm sau khi người bạn vong niên Mishima mổ bụng tự sát.
Ông hưởng thọ 73 tuổi. Ông ra đi trong lúc sức khỏe đã suy sụp, và không
để lại thư tuyệt mệnh.
Truyện ông thường không mở đầu, không kết luận. Những sự cố không bắt
đầu bằng chương một, mà cũng không giải quyết bằng chương cuối. Vạn sự
vô thủy vô chung, và không chỉ vì nhà văn cầm bút viết mà cuộc đời trở
nên giới hạn trong một tác phẩm. Ông không phê phán cái xấu mà cũng
không suy tôn cái tốt. Với ông xấu tốt có trong mọi cuộc sống, mà có khi
thật ra cũng không phân biệt rõ ràng với nhau. Quan niệm tiểu thuyết như
vậy làm ta nhớ tới Anton Chekhov. Thật ra ta nhớ đến Thiền, cái tôn giáo
hay triết lý vì gốc Á đông tất nhiên ảnh hưởng đến cách nhìn cuộc sống
cũng như cách nhìn thế gian của những nhà văn lớn Á đông, ít nhất những
nhà văn biết thưởng lãm tiếng chuông chùa cuối năm ông ghi lại trong Đẹp
và Buồn...
Ông xuất bản Đẹp và Buồn năm 1965. Như Tiếng núi (Yama No Oto, 1954,
tác phẩm được coi là thượng đỉnh của văn nghiệp Kawabata), tác phẩm
phản ánh sự quan tâm truyền thống của người Nhật và của chính ông, với
liên hệ giữa người và người, giữa người và thiên nhiên... Đây quả là một
hòa tấu tuyệt vời của thơ, của tình dục thường và bất thường, của tình yêu
thường và bất thường, của thiên nhiên, của người, của cảnh, của mộng và
ác mộng...
Đẹp và Buồn là câu chuyện cuối đời của một nhà văn nổi tiếng về thăm lại
cố đô để nghe chuông giao thừa. Chuyến đi thơ mộng lẽ ra êm ả lại khơi lại
một mối hận tình hai mươi năm trước. Cái mầm của bất an tiềm tàng hai
thập niên bỗng trở thành một loài cây độc. Cây độc cho hoa độc, đem sự
hôn mê đến đa mê tang tóc cho những nhân vật chính cũng như phụ.
Quả thật chuyến đi lý là để nghe chuông, nhưng thâm sâu là mong gặp lại