“Giời đất ơi!!” anh than thở. “Giời đất ơiii! Cô nàng cứ gọi đi gọi lại.”
anh vò đầu bứt tai, “uiii… tôi biết làm sao bây giờ!!”
“Biết rồi còn hỏi.” Omar chao chát nói.
“Ha ha ha, không ạ, tôi đang điên đây. Lắm búp bê bé bỏng quá ông
ơi!”
“Ai bảo tết tóc, cắt đi là gái nó hết theo ngay ấy mà.”
“Nhưng mà tôi không muốn thế!”
Mỗi khi có em gái xinh đẹp nào vào mua bánh quế và bánh cay bọc
đường nâu, Saeed lại kể về Zanzibar quê anh, đẹp đẽ và đói khổ, lòng trắc
ẩn của các nàng phồng lên như bánh mì gặp bột nở – họ những mong được
cứu giúp anh, đưa anh về nhà và dụ khị anh bằng nhà tắm và ti vi ngon
nghẻ; chỉ mong được đi trên phố bên anh chàng cao lớn đẹp trai tết tóc ấy.
“Yêu lắm cơ! Yêu lắm cơ! Yêu lắm cơ!” họ sẽ nói vậy, ngây ngất ra về và tỉ
tê về khao khát của mình với bạn bè qua điện thoại.
Chỗ làm đầu tiên ở Mỹ của Saeed là ở nhà thờ Hồi giáo trên phố Chín
mươi sáu, thầy tư tế đã thuê anh gọi cầu kinh sáng vì thấy anh gáy không
thua gì gà trống, nhưng trước khi đến chỗ làm, anh hay tạt vào những hộp
đêm dọc đường, một trình tự dễ hiểu nếu xét về mặt thời gian. Trong túi thủ
sẵn chiếc máy ảnh dùng một lần, anh đợi ngoài cửa để rình chụp ảnh mình
cạnh những người giàu có và nổi tiếng: Mike Tyson, phải rồi! Thằng em tôi
đấy. Naomi Campbell, bồ tao ấy mà. Này, Bruce (Springsteen)! Tớ là Saeed
Saeed ở châu Phi đây. Anh bạn đừng sợ, bọn tớ thôi không ăn thịt người da
trắng lâu rồi.
Đến một lúc nào đó, họ bắt đầu cho anh vào trong.
Anh có thiên khiếu vô biên với những cánh cửa, dù vậy sau chiến dịch
bố ráp của INS
hai năm về trước, người ta đã phát hiện và trục xuất anh bất
chấp việc anh được Kodak xác nhận từng áp má kề vai với những người con
ưu tú nhất của nước Mỹ. Anh về Zanzibar, nơi anh được tung hô như một