dân, bác kể với họ như vậy, một địa chủ giàu có đã quyên tặng hết gia sản
của mình, một chiến sĩ đấu tranh cho tự do đã rời bỏ địa vị quyền uy ở tòa
án vì không muốn tuyên án các đồng bào của ông – lòng yêu nước của mình
khiến ông không đang tâm bỏ tù các dân biểu, đàn áp những cuộc biểu tình.
Một người đàn ông đầy nhiệt huyết, nhưng bị đẩy đến chỗ suy sụp, tìm đến
với khổ hạnh và triết học vì quá đau buồn trước cái chết của người vợ, bản
thân bà là hình tượng mẫu mực về người mẹ sùng tín và tuẫn đạo khiến mọi
tín đồ Hindu phải quỳ gối vì kính ngưỡng. “Thế nên ông ấy mới ngồi một
mình như vậy cả ngày, hết ngày này qua ngày khác.”
Người đầu bếp không hề biết vợ của ông tòa, nhưng bác cam đoan rằng
mấy chuyện đó do những người hầu lâu năm hơn trong nhà kể lại, và đến
một lúc nào đó, chính bác cũng dần tin vào huyền thoại ẩy của mình. Nó
đem lại cho bác cảm giác của lòng tự tôn ngay khi chọn vài mớ rau bán rẻ
hay săm soi từng quả dưa hạ giá vì bị giập đầu. “Ngày xưa ông khác lắm,”
bác kể cả với Sai, hồi cô bé mới tới Kalimpong. “Cháu không tin nổi đâu.
Mới sinh ra ông đã rất giàu có.”
“Ông sinh ở đâu ạ?”
“Một gia đình danh vọng vào bậc nhất ơ Gujarat. Ahmedabad. Hay
Baroda gì đó. Haveli nhà ông nguy nga như cung điện vậy.”
Sai thích theo bác vào bếp vì bác hay kể chuyện cho cô nghe. Bác cho
cô những mẩu bột để cán chapatis và chỉ cho cô cách làm cho thật tròn,
nhưng thành quả của cô bé luôn là đủ thứ hình thù khác nhau. “Bán đồ Ấn
Độ,” bác bảo thế, bỏ nó sang bên. “Ô hô, giờ cháu lại nặn thành bản đồ
Pakistan rồi,” bác lại bỏ đi cái thứ hai. Cuối cùng bác cho cô bé thả một cái
lên bếp để nó phồng lên, còn nếu không thành thì “À, Roti Đặc Biệt Cho
Cún Con,” bác sẽ nói vậy.
“Bác kể nữa đi,” cô bé năn nỉ, khi được bác cho phết mứt lên bánh hay
quấy pho mát làm nước xốt.
“Người ta gửi ông sang Anh học và cả vạn người tiễn ông ra ga. Ông
ngự trên bành voi! Cháu biết đấy, ông được học bổng của lãnh chúa mà… “