Người “dân bản địa” vẫn sinh sống trong vùng từ ngàn đời nay và biết được
sự giàu có của thiên nhiên? Hay các “nhà nghiên cứu” đến từ nơi khác, tìm
hiểu cây cối trong vùng để liệt kê các tác dụng có thể có?
Còn nhiều câu hỏi khác, cũng gây bối rối không kém: thế nào là một
“dân tộc bản địa”? Chúng ta phải hiểu rằng “phát hiện” cái đã có, hiểu theo
nghĩa hẹp của từ này, không phải là “phát minh”. Vậy “cải tiến” một “sinh
vật” ở mức độ nào sẽ được cấp bằng sáng chế? Làm thế nào để tạo thuận lợi,
thay vì gây trở ngại, đối với việc thống kê các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Suốt một thời gian rất dài, cướp không là việc làm phổ biến.
Chỉ cần tìm đến những nơi thật xa xôi hẻo lánh.
Lắng nghe người già nhiều kinh nghiệm. Rồi quay về lặng lẽ đăng ký
bảo hộ bằng sáng chế cho những bài thuốc được người ta tin tưởng chia sẻ.
Có thể nêu ra hàng nghìn ví dụ. Trường Đại học Lausanne đã đăng ký và
được cấp bằng sáng chế đối với công trình nghiên cứu về tác dụng chống
nấm của một loài cây ở Zimbabwe. Cả chính phủ Zimbabwe lẫn trường Đại
học Harare của nước này đều không được báo một lời! Đó là một cây thuộc
họ xương rồng (xương rồng hoodia), được người San, một bộ tộc sống ở
miền Nam châu Phi biết đến từ lâu. Họ biết loài cây này có tác dụng làm
giảm cơn đói và cơn khát. Sao người ta lại có quyền sử dụng tri thức ấy và
lờ đi những người đã chia sẻ nó?
Năm 2011 ghi nhận một dấu mốc quan trọng.
Đây là năm tổ chức hội nghị thế giới về đa dạng sinh học tại thành phố
Nagoya. “Cộng đồng quốc tế”, theo cách gọi quen thuộc nhưng đầy lạm
dụng, bắt đầu ý thức được về việc ngày càng có nhiều loài, động vật cũng
như thực vật, biến mất, con số lên đến hàng nghìn. Song song với đó, các
dân tộc “bản địa”, được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, đứng đầu là
Quỹ Danielle-Mitterrand - France Libertés, lên tiếng không chấp nhận tình
trạng bị đánh cắp sở hữu hàng loạt như thế nữa. Hai sự kiện này liên quan
chặt chẽ đến nhau. Như những gì bà Victoria Tauli-Corpuz, báo cáo viên đặc
trách của Liên Hiệp Quốc về quyền của các dân tộc bản địa, đã nhắc tới, các