ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA LOÀI MUỖI - Trang 29

Thế giới “vi sinh vật”

Càng nhiều tuổi tôi lại càng quay lại trường học nhiều hơn.
Viết tiểu sử của Pasteur, tôi đã ít nhiều làm quen với thế giới của “vi

sinh vật”. Gọi tên như vậy tôi biết là quá rộng và mơ hồ. Sau côn trùng nói
chung, rồi đến loài muỗi nói riêng, giờ đây tôi cần phải đi làm quen với thế
giới của những sinh vật nhỏ bé hơn nữa.

Còn ai có thể uyên bác hơn trong ngành côn trùng y học ngoài giáo sư

François Rodhain? Là giáo sư đầu ngành

*

trong lĩnh vực này, ông nghiên

cứu mối quan hệ giữa côn trùng, các tác nhân gây bệnh ký sinh trên côn
trùng và con người là đối tượng bị nhiễm bệnh từ chúng.

* * *

Cho đến cuối thế kỷ 17, con người vẫn không hề ngờ đến sự tồn tại của

thế giới những sinh vật bé nhỏ.

Sau đó, kính hiển vi đã ra đời, do nhà khoa học người Hà Lan Antonie

Van Leeuwenhoek (1632-1723) phát minh. Ở Delft, thành phố quê hương
ông, ông đã từng tiếp các nhà vua, nữ hoàng, sa hoàng và cho họ khám phá
thế giới của những sinh vật nhỏ xíu chuyển động dưới chiếc kính thần kỳ mà
ông đã phát minh ra.

Cho tới giữa thế kỷ tiếp theo, vẫn không ai tưởng tượng được rằng

phần lớn các căn bệnh đều có nguyên nhân từ một trong các vi sinh vật đó.

Sau đó, khoảng vào năm 1860, Pasteur khám phá ra vai trò chủ chốt

của vi sinh vật trong quá trình lên men và gây viêm.

Với những sinh vật vô cùng nhỏ bé đó, mà một số lại rất độc hại, cần

phải tìm cho chúng một cái tên. Một bác sĩ quân y ở Strasbourg, tên là
Charles-Emmanuel Sédillot, đề xuất gọi chúng là

“microbe”

. Khi được hỏi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.