Kết luận: chẳng ai quan tâm đến lũ chó.
Nhìn chung, chó quan hệ tốt với con người, nhưng cũng giống như
người, tâm trạng chúng cũng có lúc này lúc khác. Nên có khi, đang liếm láp
vui vẻ, chúng quay sang cắn ngay được. Và nếu chúng mang virus bệnh dại
trong cơ thể, người bị cắn, thường là trẻ con, sẽ bị nhiễm dại và chết. Những
cái chết khủng khiếp, tôi nói với ông lúc nãy rồi, và lại còn gây bê bối.
Không gì đơn giản hơn việc ngăn chặn chúng. Tiêm phòng dại. Trước hết là
chủng ngừa cho chó. Và chủng ngừa cho những đối tượng có nguy cơ bị
cắn: con người. Vì, kể cả đã bị cắn, người mắc bệnh này vẫn có thể được
chữa khỏi. Vâng, trước khi đứt xích, virus bệnh dại vẫn tế nhị để cho chúng
ta một thời gian hưởng án treo: nó phải mất thời gian mới lên được tới não.
Chừng nào virus còn ở nơi ẩn náu ban đầu, trong cơ, ta vẫn có thể kích hoạt
cơ chế phòng vệ của cơ thể và đẩy nó ra ngoài. Chỉ cần tiêm đủ bốn mũi
trong vòng một tháng, ngay vài giờ sau khi bị cắn.
“Nhưng một tháng thì dài và tốn kém cho người ở quê vì phải đi lại!
- Ông nói đúng. Đúng tận hai lần! Chúng tôi đang nghiên cứu để giảm
số mũi tiêm xuống còn ba mũi thôi, thay vì bốn. Nhưng trên hết là phải xây
dựng các trung tâm tiêm phòng ở địa phương. Mỗi năm Campuchia chỉ
chủng ngừa được cho ba mươi nghìn người. Chỉ riêng ở Viện Pasteur này,
chúng tôi đã chủng ngừa được cho hai mươi hai nghìn người!”
Ngay ngày hôm sau, tôi lại tiếp tục đi tìm mục tiêu chính của mình,
những con muỗi, ở một trong những nơi yêu thích nhất của chúng: đồng
bằng sông Mekong.
Sau hai tiếng đi đường, hay đúng hơn là tắc đường, vùng ngoại ô xa về
phía Bắc nhất của Phnom Penh nhường chỗ cho đồng quê.
Một vùng đồng bằng rộng ngút tầm mắt, bằng phẳng đến vô cùng và
được chia ô rất cẩn thận. Không có loại cây trồng nào, hẳn là như vậy, đòi