Chúng tôi là cai ngục. Công việc của chúng tôi là canh giữ tù nhân.” Hanna
giải thích rằng nếu lính gác thả các tù nhân trong vụ cháy nhà thờ thì họ sẽ
không thể khống chế được đám đông đó. Trong lúc hỗn loạn, các tù nhân
có thể sẽ trốn thoát và Hanna sẽ không thể hoàn thành công việc của cô
được. Nhấn mạnh thêm lý do tại sao cô không phóng thích tù nhân, Hanna
hét lên: “Chúng tôi phải chịu trách nhiệm về họ!” Vô cùng hoang mang, cô
đã hỏi vị thẩm phán: “Nếu là ngài, ngài sẽ làm thế nào?”
Chúng tôi không có hứng thú bào chữa cho hành động của nhân vật hư
cấu này, tuy nhiên, hình ảnh của Hanna trong The Reader và sự sửng sốt
của một số nhóm người Do Thái chỉ trích câu chuyện này cho thấy rằng
nhân vật đã gây ra những hành động khủng khiếp mà không nhận ra giá trị
đạo đức bên trong chúng. Cô không được đi học, nghe theo mệnh lệnh của
cấp trên mà trưởng thành, đảm nhận một vị trí trong SS để kiếm sống và
đơn giản là cô không hiểu rằng cô có thể lựa chọn để phóng thích những tù
nhân mắc kẹt trong đám cháy nhà thờ. Trong The Reader, Hanna chấp nhận
số mệnh của mình (nhà tù) nhưng đa phần trong cuộc đời của mình, cô
không nhìn nhận rằng hành động của cô là thiếu đạo đức.
Hành vi của Hanna và sự phủ nhận hành động sai trái của cô là một
trường hợp cực đoan và hư cấu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự thiếu
nhận thức của Hanna cũng giống với những người vì lợi ích của tổ chức
hay của quốc gia của họ mà làm ra điều sai trái. Lối ứng xử này phù hợp
với việc ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng rất nhiều người
đang gây ra những thiệt hại nặng nề mà họ không hề nhận ra điều đó. Trong
một nghiên cứu năm 2009 diễn ra với 2.800 nhân viên, 49% thừa nhận họ
đã chứng kiến vài kiểu hành vi sai trái trong công việc vào năm trước mặc
dù các công ty đang ra sức để nâng cao đạo đức cho nhân viên của mình.
Không may là hành vi sai trái không phải là một trào lưu mới: Những vụ tai
tiếng về đạo đức tại Arthur Andersen, Enron, Health-South, Tyco và
WorldCom đều là bước tiếp nối của những vụ tai tiếng đạo đức trước đó