Mỗi người tham gia nghiên cứu đóng vai một thành viên của tổ sản
xuất được yêu cầu phải lựa chọn giữa việc giữ đúng thỏa thuận sử dụng
“máy tẩy rửa” hoặc phá vỡ hiệp ước và không sử dụng “máy tẩy rửa” trong
quá trình sản xuất nữa. Hãy thử tưởng tượng bạn là nhà sản xuất X, bạn biết
rằng dù mình có quyết định chạy hay không chạy “máy tẩy rửa” thì cũng
không ảnh hưởng gì tới việc các tổ chức môi trường có coi ngành công
nghiệp này là “mục tiêu” hay không. Tại sao lại như vậy? Vì nếu mọi nhà
sản xuất còn lại đều quyết định giữ đúng thỏa thuận và chạy “máy tẩy rửa”
thì lượng chất thải thải ra môi trường sẽ luôn nằm dưới mức báo động và
các nhà bảo vệ môi trường sẽ bỏ qua ngành công nghiệp này dù nhà sản
xuất X có vận hành máy hay không. Thế nhưng nếu tất cả các nhà sản xuất
khác đều phá bỏ hiệp ước thì lượng khí thải sẽ tiếp tục tăng cao và các tổ
chức môi trường sẽ buộc phải vào cuộc và dù nhà sản xuất X có làm gì đi
nữa cũng không thể thay đổi điều này. Vì thế dù các nhà sản xuất khác có
hành động thế nào thì nhà sản xuất X vẫn biết lựa chọn kinh tế nhất là phá
vỡ thỏa thuận và không chạy “máy tẩy rửa”.
Chúng tôi đã nói với một nửa số người tham gia nghiên cứu này rằng
không có một hệ thống đánh giá mức độ tuân thủ nào ở đây cả - có nghĩa là
sẽ không có một hình phạt hay một sự theo dõi nào để xác định xem họ có
tôn trọng thỏa thuận hay không. Một nửa còn lại nhận được thông báo rằng
sẽ có hệ thống đánh giá mức độ tuân thủ luật lệ và sẽ có khoảng 5% số nhà
sản xuất bị lựa chọn để kiểm chứng ngẫu nhiên xem họ có chấp hành đúng
thỏa thuận hay không, nếu bị phát hiện phá vỡ hiệp ước, họ sẽ bị phạt và
phải trả một khoản tiền phạt ở mức tối thiểu.
Liệu những người tham gia nghiên cứu sẽ hợp tác với cả nhóm hay sẽ
hành xử thiếu đạo đức? Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tuân thủ hay không
tuân thủ của họ phụ thuộc vào việc có tồn tại hệ thống đánh giá mức độ
tuân thủ luật lệ hay không. Các nhà kinh tế học đã tiên đoán rằng việc xuất
hiện hình thức phạt tiền có thể dẫn đến một trong hai trường hợp sau: (1)
Họ sẽ không thay đổi hành vi (tức là không chạy “máy tẩy rửa”) vì số tiền