Một người gọi điện tới Sở Cảnh sát nói bằng giọng chậm và hơi do dự
nhưng chắc chắn: “Tôi muốn trình báo một vụ trộm cắp của một nhân viên
ở James River (nhà máy sản xuất giấy)... Tôi đã nhìn thấy hắn... chất đồ lên
xe... để mang đi đâu đó... nhưng... hắn ta rất bạo lực...” Sau 5 ngày từ chối
hợp tác với cảnh sát để điều tra về vụ án, Keith Kutska (người bị tố cáo) đã
mua được bản ghi âm cuộc gọi đó một cách hợp pháp. Và anh ta bắt đầu
hợp tác với cảnh sát. “Vì họ muốn biết người tố cáo là ai” – anh ta nói. –
“nên tôi đã bật băng cho họ nghe và nói “Là hắn ta” ”. Một ngày sau (22/9),
xác của Monfil (người tố cáo) được tìm thấy dưới đáy một chiếc thùng
chuyên dùng để đựng bột giấy cao 20 feet. Một sợi dây nhảy nặng khoảng
40 pounds còn siết quanh cổ anh ta.
Sự ảnh hưởng của các hệ thống ngầm trong các tổ chức vẫn không mất
đi hiệu lực của nó trong trường hợp của Hector Sants – nhà điều hành chính
Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSA) Anh. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 2008, những người dự tuyển vào vị trí nhân viên cấp cao trong lĩnh
vực ngân hàng của FSA được yêu cầu phải trải qua một cuộc phỏng vấn gắt
gao hơn những năm trước, bao gồm cả việc kiểm tra văn hóa đạo đức của
họ. Người ta đánh giá những nhà điều hành thông qua cách họ phục vụ
khách hàng và các hành vi đạo đức của họ trên thị trường. “Mục tiêu của
chúng tôi là tạo điều kiện để những luồng văn hóa tốt đẹp có cơ hội được
hình thành và can thiệp đúng lúc vì những luồng văn hóa xấu thường dẫn
đến những kết quả không mong đợi.” – Sants trả lời tờ New York Times.
Cách làm này đã đưa ra một phương thức hữu dụng để phát triển
những luồng văn hóa ngầm nhưng có đạo đức trong các tổ chức. Những
nhà quản lý nên đưa ra một hệ thống ngầm hoàn chỉnh và thực thi nó để
thấu hiểu được những áp lực mà nhân viên của mình đang phải chịu. Áp
lực đó có thể đến từ hệ thống trao thưởng, từ các nhân viên khác hoặc từ
những người giám sát họ. Bằng việc tập trung vào các luồng văn hóa ngầm
có thể cản trở hệ thống chính quy, những nhà quản lý có thể đi trước một