kính đạo đức, do vậy sức khỏe của người dân không phải là yếu tố chính
khi họ đưa ra quyết định. Hai nhà báo Drew Pearson và Jack Anderson sau
này đã mô tả liên minh giữa ngành dược và ngành công nghiệp thuốc lá
như một “liên minh vận động hành lang kỳ lạ nhất trong lịch sử pháp
lý.”
Thế còn các bác sĩ khác thì sao? Điều gì đã ngăn cản họ thừa nhận
những bằng chứng hùng hồn về việc hút thuốc lá gây ra ung thư phổi?
Trong một ví dụ về sự mù quáng có động cơ tôi đã nhắc đến ở chương 5, có
lẽ lý do để các bác sĩ làm ngơ những bằng chứng rõ ràng trước mắt là thói
quen hút thuốc của chính họ. Nhà sử học Havard Allan Brandt đưa ra tài
liệu dẫn chứng rằng vào năm 1954, 52% nhà khoa học hút thuốc, trong đó
có 30% hút ít nhất một bao/ một ngày. Năm 1959, khi những nghiên cứu
liên quan tới thuốc lá dẫn đến ung thư phổi xuất hiện nhiều hơn, 30% bác sĩ
vẫn hút thuốc thường xuyên, trong đó 18% hút ít nhất một bao/mỗi ngày.
Evarst Graham, một bác sĩ phẫu thuật lỗi lạc đã biến bản thân từ một
người hoài nghi về tác hại thuốc lá thành một hình mẫu trong trận chiến
chống lại thuốc lá. Ông đã bàn về vấn đề này trong chủ đề mối liên hệ giữa
việc hút thuốc và ung thư phổi từ năm 1954:
[Mối liên hệ] Chưa được công nhận trên toàn cầu và vẫn còn có nhiều
người nghiện thuốc lá trong số các giáo sư y học đòi hỏi phải có bằng
chứng xác thực. Việc nhiều người trong số họ trì hoãn công nhận những
bằng chứng sẵn có đã khiến tôi kết luận rằng chính tật nghiện thuốc của họ
đã làm mờ mắt họ, họ không muốn hoặc không thể bỏ thuốc... Tôi chưa bao
giờ gặp người nào không hút thuốc mà coi nhẹ những bằng chứng này hoặc
hoài nghi về việc hút thuốc nhiều dẫn đến ung thư phổi.
Do vậy, khi ngành công nghiệp thuốc lá chủ động chi hàng triệu đô-la
để vận động hành lang với Quốc hội một cách hiệu quả và cung cấp những
thông tin sai lệch cho công chúng thì một cộng đồng y khoa đáng lẽ phải
bảo vệ nhân dân khỏi những việc xấu xa ấy lại trở nên biến chất. Có lẽ