đưa ra và những nghiên cứu hệ quả trên động vật đã được tiến hành. Năm
1957, Hội đồng nghiên cứu y học Anh tuyên bố chính thức rằng thuốc lá
chính là nguyên nhân gây nên sự phát triển của bệnh ung thư phổi trong xã
hội chúng ta. Trường Đại học khoa học Hoàng gia London thì kết luận vào
năm 1962 rằng chúng ta cần phải hành động để kiềm chế việc tiêu thụ
thuốc lá. Và cuối cùng, đến năm 1964, Hiệp hội phẫu thuật Mỹ tuyên bố
trước công luận rằng hút thuốc lá dẫn đến ung thư phổi. Cho đến thời điểm
đó, rõ ràng là những người hút thuốc mắc bệnh ung thư phổi đã tăng gấp
hai mươi lần so với những người không hút thuốc.
Vậy đáng nhẽ điều chúng ta nên biết vào thời điểm ấy là gì? Những
nhà lịch sử y học chưa bị mua chuộc bởi ngành công nghiệp thuốc lá đã dần
đưa ra các lập luận rằng các nhà khoa học hoàn toàn đồng lòng về việc hút
thuốc dẫn đến hậu quả là ung thư phổi vào những năm 50 của thế kỷ XX.
Nhưng thông tin này không được công bố với công chúng do những chiến
dịch quảng cáo và chiến dịch vận động của ngành công nghiệp thuốc lá.
Trong khoảng thời gian này, ngành công nghiệp thuốc lá không chỉ tiếp tục
sản xuất ra những sản phẩm gây nghiện mà còn giấu giếm những nghiên
cứu của họ về hậu quả ung thư phổi của việc hút thuốc. Họ tích cực hướng
tới những người hút thuốc chưa đủ tuổi trong các chiến dịch quảng cáo và
đã rất thành công trong việc khiến cho Quốc hội không ban hành các luật lệ
và quy định có thể gây trở ngại đến việc kinh doanh các sản phẩm thuốc lá.
Vì sao chính phủ Mỹ lại thất bại khi khuyến khích các nhà cầm quyền
đưa ra những sáng kiến như phản đối việc quảng cáo thuốc lá cho người
chưa đủ tuổi hút thuốc? Nhìn chung đó là vì các công ty thuốc lá đã tiến
hành nhiều chiến dịch làm sai lệch thông tin rất hiệu quả, tạo ra làn sóng
nghi ngờ trong cộng đồng về việc thuốc lá gây ung thư phổi. Nhà sử học
Robert Proctor đã sử dụng thuật ngữ “chệch hướng vì thiếu kiến thức văn
hóa” (agnotology) để miêu tả kết quả mang tính văn hóa của sự thiếu hiểu
biết (ngược lại với kiến thức) và trích dẫn hành động của ngành công
nghiệp thuốc lá như một ví dụ về những nhóm quyền lợi riêng đã cấu kết