các loài cá ít hấp dẫn hơn. Cùng chung số phận với đa số các lưu vực đánh
bắt cá trên toàn thế giới, cá tuyết và cá tuyết chấm đen cũng đang dần dần
bị đánh bắt quá mức ở khu vực Đông Bắc Mỹ và cá mập cũng bị đánh bắt
ngoài khơi vùng đông nam nước Mỹ. Thật không may, ngư dân thường chỉ
quan tâm đến việc giải quyết khủng hoảng đánh bắt cá này vào những lúc
quá trễ. Cũng như những thiên lệch khác trong lĩnh vực đạo đức hành vi,
việc đòi hỏi quá đáng này đã xảy ra trong khi các cá nhân không nhận thức
được hành vi của họ để lại những hậu quả đạo đức. Thật ra, phần lớn vấn
đề này có thể quy về những nhóm đánh bắt cá khác nhau, họ chỉ theo đuổi
quyền lợi bình đẳng của mình. Nhưng những ngư dân này đang phải chịu
đựng những hậu quả lâu dài từ những đòi hỏi ngắn hạn của mình. Khi
Canada bị buộc phải đóng cửa ngành đánh bắt cá tuyết vào năm 1993,
40.000 lao động bị mất việc. Gần đây, 11 trên tổng số 15 khu vực đánh bắt
cá chính của thế giới và khoảng 70% loài cá hấp dẫn nhất đang trên bờ vực
tuyệt chủng.
Bị thúc đẩy bởi thảm họa toàn cầu này, chúng tôi đã thiết lập một
trường hợp giả định với Kimberly Wade-Benzoni của Đại học Duke, dựa
trên khủng hoảng thực tế tồn tại trong những năm 1980 của ngành đánh bắt
hải sản vùng Đông Bắc Mỹ, khi đó vẫn còn thời gian để cứu khu vực đánh
bắt cá của vùng này.
Giả định này miêu tả một hội nghị bao gồm bốn đại
diện đến từ các nhóm thương mại và tái tạo ngành đánh bắt hải sản. Những
đại biểu tham gia được chia thành những nhóm 4 người và mỗi người được
giao nhiệm vụ đại diện cho một trong bốn nhóm ngành đánh bắt hải sản.
Bốn nhóm đánh bắt cá này có những cấp độ lợi ích khác nhau từ cuộc đàm
phán nhưng tất cả họ đều nên giảm một nửa việc đánh bắt cá của mình để
còn có thể tiếp tục đánh bắt cá trong tương lai.
Mỗi đại biểu đọc một bản số liệu miêu tả chung về khủng hoảng của
ngành đánh bắt hải sản và cùng họp với nhau thành một nhóm bốn người
trong một cuộc thảo luận không ràng buộc kéo dài 30 phút. Tiếp đó, chúng
tôi yêu cầu mỗi người tham dự bí mật nói với chúng tôi quan điểm của họ