về sự phân chia công bằng trong việc đánh bắt cá trong số bốn nhóm tham
gia và nói với chúng tôi số lượng cá mà họ sẽ đánh bắt trong năm tới. Với
mỗi người tham dự, chúng tôi tính toán phần trăm sản lượng cá họ sẽ thu
hoạch trong tương lai mà họ tin rằng như vậy là công bằng cho nhóm đánh
bắt cá của mình. Chúng tôi thấy rằng (và những kết quả này cũng đã được
kiểm tra lại nhiều lần) những cách hiểu hướng về lợi ích bản thân trong
cách hiểu về sự công bằng có tồn tại: tổng số phần trăm mà bốn nhóm đòi
hỏi vượt xa con số 100%. Thêm vào đó, những cách hiểu có lợi cho bản
thân này là một chỉ số tuyệt vời để dự đoán việc đánh bắt cá quá đà trong
giả định này.
Những kết quả thực nghiệm này cho thấy rằng những khủng hoảng
ngành đánh bắt hải sản trên thực tế và những đòi hỏi quá đáng khác sẽ diễn
ra vì những người chân thật là những người đặt mình vào trung tâm và có
những cái nhìn khác nhau một cách chân thật nhất về cái gọi là công bằng.
Nếu điều này đúng, họ sẽ không nhận ra khi họ có một đòi hỏi không công
bằng. Tạo dựng nhận thức về khuynh hướng tự nhiên của việc đòi hỏi nhiều
hơn nhu cầu và tính cá nhân sẽ cung cấp các giải pháp hiệu quả về vấn đề
khủng hoảng môi trường hiện tại. Thật ra, giáo dục các cá nhân về ảnh
hưởng của tính cá nhân đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp
họ nhận thức được tính cá nhân của những người khác.
trước khi bạn cho rằng ai đó ích kỷ, hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của họ.
Tự hỏi mình rằng liệu người đó có tin rằng bản thân xứng đáng với những
gì anh ta/cô ta đòi hỏi hay không. Ví dụ, những người chủ sẽ trở nên thông
thái nếu dành thời gian suy nghĩ đến quan điểm của nhân viên về việc xác
định giá trị của bản thân trước khi mở một cuộc thảo luận về tiền thưởng
cho nhân viên.
Thật không may, những hoạt động giáo dục về tính cá nhân không làm
giảm ảnh hưởng của tính cá nhân lên hành vi của chính chúng ta. Trong khi
chúng ta nhận ra rằng những người khác vị kỷ, chúng ta không tin rằng sự
thiên lệch này cũng đang tác động lên chính mình – một cách hiểu vị kỷ về