được những tay môi giới nhà đất tiếp cận chào mời các món cho vay với lãi
suất thấp và có thể điều chỉnh được (ARMs). Trong quá khứ, những người
mua nhà cần phải chi trả một khoản đáng kể và cần phải chứng minh với
người cho vay rằng họ có thu nhập đủ để chi trả các khoản nợ xấu hàng
tháng trong vòng 15 đến 30 năm tới. Nhưng khi cơn bong bóng nhà đất mở
rộng, các chủ cho vay bắt đầu hạ thấp tiêu chuẩn của họ. Những yêu cầu về
thu nhập trở nên dễ dàng hơn. Cuối cùng, một số chủ cho vay ngừng yêu
cầu chứng minh thu nhập. Bỗng nhiên, có vẻ như mỗi một “người vay nợ
dưới định mức” đều có tiềm năng lấy một ARM để làm vốn cho ngôi nhà
mơ ước của họ.
Dĩ nhiên, những người nhận những khoản vay này nên tạm dừng một
lúc để xem xét chuyện gì sẽ xảy ra khi ARMs của họ bùng nổ sau ba, năm
hay bảy năm nữa. Nhưng có rất ít người đã làm điều này. “Chiết khấu”
tương lai quá mức, họ chỉ tập trung một cách thiển cận vào những khoản
chi phí thấp lúc ban đầu. Rồi bong bóng nhà đất bắt đầu vỡ tung, giá nhà
đất sụt giảm, tỷ lệ lãi suất tăng và tình hình tài chính trở nên khó khăn hơn.
Với những người mượn nợ dưới chuẩn không đủ khả năng chi trả tỷ lệ lãi
suất mới của ARMs, kết quả không tránh khỏi là sự bùng phát của các
khoản nợ trả không đúng thời hạn và tịch thu tài sản thế chấp nợ. Dĩ nhiên,
những nhà cho vay vốn mờ mắt trước những khoản lợi nhuận cao ngất trời
họ có thể kiếm được từ việc bán tống bán tháo và bán hạ giá các khoản nợ
dưới chuẩn cũng bị buộc tội không đoán trước được hậu quả của việc giao
nợ cho những người không đủ khả năng chi trả.
Khuynh hướng lạm dụng “chiết khấu” tương lai không chỉ giới hạn
trong phạm vi cá nhân mà các tổ chức cũng bị ảnh hưởng. Một trường đại
học trong Ivy League đã hoàn thành một sự đổi mới quan trọng về cơ sở hạ
tầng mà không sử dụng đến những sản phẩm tiết kiệm chi phi cho tầm nhìn
dài hạn. Những nhà điều hành trường đại học biết rằng quyết định này là
một sai lầm mang tính lâu dài. Nhưng vì những giới hạn về chi phí xây
dựng, trường đã ngầm đặt một khoản chiết khấu lên những quyết định xây